Cập nhật ngay lịch trình vi vu Huế - Đà Nẵng - Hội An 5 ngày 4 đêm siêu chi tiết dưới đây nhé!
Ngày thứ ba: Bà Nà Hills - Tắm biển Mỹ Khê
Vé cáp treo Bà Nà Hills là 750.000đ/người lớn và 600.000đ/trẻ em (1m - 1.4m)
Một số điểm tham quan không thể bỏ lỡ trên Bà Nà Hills:
- Cầu Vàng: Hình tượng đôi bàn tay phủ đầy rêu phong đỡ lấy cây cầu ghi danh vào top những công trình kiến trúc ấn tượng bậc nhất Đà Nẵng
- Vườn hoa Le Jardin D’amour: Rực rỡ với vô vàn các loài hoa được trồng trong 9 khu vườn nhỏ với những phong cách riêng biệt đậm chất châu Âu.
- Hầm rượu Debay: Được xây dựng trong lòng núi nên hầm rượu Debay luôn duy trì được mức nhiệt 16 - 20 độ để bảo quản các loại rượu, đặc biệt là rượu vang. Đây cũng là công trình duy nhất từ thời Pháp còn lại trên Bà Nà
- Chùa Linh Ứng: Ngôi chùa thanh tịnh, yên bình giữa lưng chừng trời mây - một trong tam giác tâm linh Linh Ứng của thành phố Đà Nẵng
- Làng Pháp: Đây là trời Âu đích thực với tổ hợp những tòa biệt thự, những tòa lâu đài cổ kính, tráng lệ phỏng theo kiến trúc Pháp cổ, những con đường lát gạch rực rỡ sắc màu, Nhà thờ theo lối kiến trúc Gothic đặc trưng của phương Tây,...
- Khu vui chơi Fantasy Park: Nổi tiếng với những trò chơi mạo hiểm, cảm giác mạnh, phù hợp với du khách ưa thích những trải nghiệm đầy sảng khoái
- Bảo tàng tượng sáp: Với mô hình của Madame Tussauds, đây là nơi trưng bày những bức tượng sáp mô phỏng gần giống nhất với người thật của những người nổi tiếng, chính trị gia, gia đình Hoàng gia,...
Sau khi trở lại từ Bà Nà Hills, chúng mình về khách sạn thay đồ và đi ra tắm biển.
Phương tiện di chuyển giữa Đà Nẵng và Hội An
Từ Đà Nẵng đi Hội An bạn có thể lựa chọn trong nhiều phương tiện như ô tô, xe máy, taxi, xe bus,... Phương tiện mình lựa chọn là xe bus, với giá vé 18.000đ - 30.000đ/khách/lượt, thời gian đi khoảng 70 - 80 phút. Giờ hoạt động của xe là 5h30 đến 18h, tần suất 20 phút/chuyến, tại bất cứ bến bus nào trong thành phố.
Tại Hội An, xe trả khách tại bến xe bus Hội An trên đường Phan Đình Phùng, cách Phố Cổ Hội An khoảng 1.2km.
Phương tiện đi lại tại Huế, Đà Nẵng, Hội An
Phương tiện đi lại phổ biến và thuận tiện nhất là xe máy, với giá thuê từ 100.000đ đến 300.000đ/ngày. Ở Đà Nẵng còn dịch vụ xe điện, xe đạp tham quan thành phố. Riêng trong Phố Cổ Hội An cấm xe máy vào hầu hết thời gian trong ngày, bạn có thể đi bộ, đạp xe hoặc đi xích lô để dạo quanh phố cổ. Tại Huế, dịch vụ xe xích lô cũng khá phát triển, đem đến cho bạn quãng thời gian lắng đọng để cảm nhận cái thanh bình của xứ Huế.
Khách sạn, resort nên chọn khi đến Huế
Địa chỉ khách sạn: 60 Bến Nghé, Thành phố Huế
Giá phòng thấp nhất chỉ từ 1.230.000đ/đêm
Khách sạn Eldora Huế (@ymkemoes)
Khách sạn Eldora Huế tọa lạc ở khu vực được du khách ưa chuộng nhất khi đến Huế, ấn tượng với phong cách thiết kế kiểu boutique trang nhã. Tại đây bạn sẽ được cung cấp đầy đủ các tiện ích chung như nhà hàng, quầy bar, gym, dịch vụ thu đổi ngoại tệ, thuê xe đạp,... Phòng nghỉ được trang bị hiện đại với máy pha trà/cà phê, mini bar, TV màn hình phẳng,... Theo mình, với chất lượng dịch vụ và thái độ nhân viên niềm nở, thân thiện, Eldora Huế nhất định là một địa chỉ lý tưởng dành cho bạn khi đến với Cố đô Huế đấy.
Phương tiện di chuyển giữa Huế và Đà Nẵng
Khoảng cách giữa Huế và Đà Nẵng khoảng hơn 100km, với đường giao thông thuận tiện nên có rất nhiều phương tiện di chuyển trên chặng đường này như xe khách, xe bus, ô tô, xe máy, taxi, xe Limousine, tàu hỏa,...
Để chuyến đi thoải mái nhất, mình lựa chọn book dịch vụ xe Limousine với giá vé chỉ khoảng 140.000đ - 180.000đ. Đây là một phương tiện di chuyển mình thấy khá là ok, tiện nghi, rộng rãi, không bắt khách dọc đường, đặc biệt là chi phí không hề cao các bạn nhé.
Phương tiện đi lại tại Huế, Đà Nẵng, Hội An
Phương tiện đi lại phổ biến và thuận tiện nhất là xe máy, với giá thuê từ 100.000đ đến 300.000đ/ngày. Ở Đà Nẵng còn dịch vụ xe điện, xe đạp tham quan thành phố. Riêng trong Phố Cổ Hội An cấm xe máy vào hầu hết thời gian trong ngày, bạn có thể đi bộ, đạp xe hoặc đi xích lô để dạo quanh phố cổ. Tại Huế, dịch vụ xe xích lô cũng khá phát triển, đem đến cho bạn quãng thời gian lắng đọng để cảm nhận cái thanh bình của xứ Huế.
Ngày thứ nhất: Chùa Thiên Mụ - Đại Nội Huế
- Chùa Thiên Mụ: Được xây dựng từ năm 1601, qua thời gian ngôi chùa ngày nay là di tích lịch sử - văn hóa - nghệ thuật quan trọng, là minh chứng cho cả một thời kỳ lịch sử phong kiến của triều đại nhà Nguyễn. Chùa nổi tiếng với Tháp Phước Duyên cao 7 tầng, trong mỗi tầng tháp đều thờ tượng Phật. Trước kia trên tầng cao nhât của tháp có thờ tượng Phật bằng vàng.
Chùa Thiên Mụ (@luscalives4aday)
- Đại Nội Huế - cung điện của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Giá vé tham quan Đại Nội áp dụng năm 2020 là 200.000đ/người lớn. Tuy ngày nay Đại Nội Huế đã hoang phế khá nhiều do chiến tranh nhưng vẫn còn một số công trình có giá trị được bảo tồn như: Cổng Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Cung Diên Thọ, Tử Cấm Thành - gồm các điện Cần Chánh, Càn Thành, Cung Khôn Thái, Thái Bình Lâu, … nơi sinh hoạt của nhà vua và hoàng tộc. Ngoài ra còn có Duyệt Thị Đường, Điện Kiến Trung, Tả Vu và Hữu Vu, … Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh, Thế Tổ Miếu (Thế Miếu)
Cổng Ngọ Môn (FB: Lê Phương Tùng)
Nếu bạn có ghé thăm Đại Nội Huế vào thứ 7 thì đừng bỏ lỡ “Đêm Hoàng Cung” với rất nhiều những hoạt động hấp dẫn tái hiện lại các nghi thức cung đình Huế xưa kia và chiêm ngưỡng toàn cảnh cung điện lung linh trong ánh đèn.
Ngày thứ tư: Đà Nẵng city tour - Phố cổ Hội An
- Chùa Linh Ứng: Chùa Linh Ứng bán đảo Sơn Trà nổi tiếng với cảnh quan tuyệt đẹp, không gian chùa thanh tịnh, cùng bức tượng Phật Bà Quan Âm lớn nhất Việt Nam chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh sâu sắc
- Cầu Rồng: Biểu tượng của du lịch Đà Nẵng với hình tượng con Rồng vươn mình mạnh mẽ về phía biển khơi. Vào buổi tối cây cầu khoác tấm áo lung linh, rực rỡ nhờ hệ thống đèn led chiếu sáng được lắp đặt trên cầu.
- Nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng: Nhà thờ thu hút bởi lối kiến trúc Gothic đặc trưng cùng lớp sơn hồng đẹp mắt. Tại đây bạn có thể check in với khuôn viên bên ngoài nhà thờ cũng như tìm hiểu các sự kiện trong Kinh Thánh từ những tranh ảnh và thánh tượng bên trong nhà thờ.
Tham quan xong các điểm trên bọn mình trở lại khách sạn trả phòng và di chuyển đến bến xe bus bắt xe tuyến 1 đi Hội An.
Xe trả khách ở bến xe bus Hội An trên đường Phan Đình Phùng, từ đây bạn đi bộ khoảng 20 phút là đến phố cổ Hội An, hoặc gọi taxi chỉ mất khoảng 5 phút.
Phố cổ Hội An là địa danh văn hóa - du lịch nổi tiếng, nơi lưu giữ và bảo tồn những nét kiến trúc, văn hóa lâu đời đã có lịch sử hàng trăm năm tuổi. Vé vào tham quan Phố Cổ Hội An là 80.000đ/người lớn
Tổng hợp từ kinh nghiệm du lịch Hội An, những điểm tham quan nổi tiếng mà bạn nhất định phải ghé qua khi tham quan Hội An là:
- Chùa Cầu: Biểu tượng của Phố Cổ Hội An, nơi thờ vị thần Bắc Đế Trần Võ bảo vệ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc
- Nhà cổ Hội An: Nhưng căn nhà như Nhà cổ Quân Thắng, Nhà cổ Tấn Ký, Nhà cổ Phùng Hưng,... đều đã tồn tại suốt hàng trăm năm và vẫn lưu giữ được tất cả những kiến trúc đặc trưng qua nhiều thời kỳ lịch sử,
- Hội quán người Hoa: Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Quảng Đông,... là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của cộng đồng thương nhân người Hoa buôn bán tại thương cảng Hội An xưa. Đặc trưng kiến trúc của những hội quán này đậm phong cách Trung Hoa cổ, nguy nga, tráng lệ và lộng lẫy.
- Bảo tàng lịch sử văn hóa Hội An: Nơi bạn có thể tìm hiểu về lịch sử phát triển của Hội An từ những ngày xa xưa cho đến hiện nay, thông qua hơn 300 trăm hiện vật được trưng bày tại đây
Đặc biệt ở Hội An đừng quên ghé Chợ đêm Hội An trên đường Nguyễn Hoàng bạn nhé. Nằm cách phố cổ chỉ 1,5km đây là khu chợ sầm uất và đông đúc bày bán các loại mặt hàng đặc trưng nhất mang linh hồn của phố cổ, từ đồ ăn, thức uống đến vải vóc, đèn lồng, đồ gồm,... Giờ mở cửa chợ đêm là từ 17h00 đến 23h00.
Ngày cuối cùng, bọn mình trở lại Đà Nẵng từ sáng, qua chợ Cồn mua đặc sản. Chợ Cồn mở cửa từ 7h sáng đến 7h30 tối. Chợ Cồn bao gồm 2 khu ẩm thực với vô vàn các món ăn từ mặn đến ngọt, mang hương vị đặc trưng của Đà Nẵng cũng như miền Trung.
Đây là thiên đường mua sắm các loại ẩm thực để các bạn mang về làm quà như mực khô, cá khô, mực rim me, cá bò rim, bò khô, ghẹ sữa rim, ….