Ở người khỏe mạnh, nước tiểu thường có màu trong suốt hoặc hơi ngả sang màu vàng nhạt. Tuy nhiên không phải lúc nào nước tiểu cũng giữ nguyên màu sắc không thay đổi, đặc biệt khi nước tiểu bị đục là biểu hiện của một số bệnh lý. Vậy nước tiểu đục là dấu hiệu của bệnh gì?
Thành phần hóa học và những chất bất thường
Trong nước tiểu có các chất vô cơ và hữu cơ, chất vô cơ phải kể đến như clorua, phosphat, Na, K... chất hữu cơ như ure, creatinin, acid uric... Những chất này đều có một tỷ lệ nhất định trong nước tiểu và có ý nghĩa quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể, có giá trị chẩn đoán một số bệnh.
Những chất bất thường ở trong nước tiểu chỉ xuất hiện trong các trường hợp bệnh lý, cụ thể như sau:
Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết này đã giải đáp được câu hỏi uro trong nước tiểu là gì cũng như những điều mà độc giả thắc mắc về xét nghiệm này. Tổng phân tích nước tiểu là một xét nghiệm thường quy được thực hiện tại nhiều cơ sở y tế, qua các chỉ số có thể phản ánh được tình trạng của cơ thể, từ đó các bác sĩ có thể chẩn đoán, điều trị và tiên lượng được sức khỏe của người bệnh.
Nếu xét nghiệm cho thấy có tinh thể trong cặn lắng nước tiểu, bạn cần phải cẩn trọng với bệnh sỏi thận và một số biến chứng nhiễm trùng đường niệu. Do đó đây là một vấn đề không thể chủ quan. Vậy tinh thể trong nước tiểu là gì và có những loại tinh thể nào?
Các bệnh lây qua đường tình dục (STI)
Một số bệnh lây qua đường tình dục có thể gây triệu chứng nước tiểu đục, hay gặp bao gồm lậu và chlamydia. Các bệnh lý này kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các tế bào bạch cầu để chống lại vi khuẩn và chúng có thể xuất hiện trong nước tiểu và dẫn đến hiện tượng đục.
Bệnh lây qua đường tình dục còn có thể gây tăng tiết dịch bất thường ở âm đạo hoặc dương vật. Bên cạnh đó là một số biểu hiện khác, bao gồm:
Xét nghiệm thường xuyên là cách có thể hỗ trợ chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đồng thời, người nguy cơ cao nên tự bảo vệ bằng cách sử dụng bao cao su trong khi quan hệ tình dục.
Bệnh đái tháo đường hoặc bệnh thận do đái tháo đường là nguyên nhân cơ bản có thể gây ra nước tiểu đục
Viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa nhưng có thể gây tình trạng nước tiểu đục. Trong số các nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng thì hay gặp nhất là vi khuẩn, bên cạnh các loại virus hoặc nấm. Ngoài ra, một số tình trạng dị ứng với xà phòng, chất tẩy rửa, nước xả vải... cũng có thể dẫn đến bệnh lý viêm âm đạo.
Ngoài nước tiểu đục, viêm âm đạo còn biểu hiện các triệu chứng khác, bao gồm:
Nước tiểu bị đục do viêm tuyến tiền liệt
Nước tiểu bị đục có thể là một dấu hiệu liên quan đến bệnh lý viêm tiền liệt tuyến và ảnh hưởng đến khoảng 10–15% nam giới. Nhiễm trùng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm ở tuyến tiền liệt.
Các triệu chứng gợi ý viêm tuyến tiền liệt bao gồm:
Sỏi thận có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nước tiểu bị đục. Bệnh lý này xuất phát từ sự tích tụ bất thường của một số khoáng chất trong cơ thể tại thận, dẫn đến hình thành những viên sỏi lớn làm tắc nghẽn đường tiết niệu và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Triệu chứng phổ biến và đặc trưng của sỏi thận là đau dữ dội vùng hông lưng hay còn gọi là cơn đau quặn thận. Ngoài ra, sỏi thận còn gây ra một số triệu chứng khác bao gồm:
Nước tiểu đục do dùng thuốc
Các loại thuốc điều trị các bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nước tiểu bị đục. Trong đó hay gặp là các loại thuốc như thuốc điều trị đái tháo đường, thuốc bổ sung Vitamin B và Vitamin C (bởi 2 loại vitamin này có chứa phosphate).
Nhiễm trùng thận là bệnh lý nghiêm trọng, thường là biến chứng của việc nhiễm trùng đường tiểu dưới không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả khiến tình trạng bệnh nặng và lan rộng hơn. Nhiễm trùng thận giai đoạn đầu có thể có các triệu chứng tương tự nhiễm trùng đường tiểu dưới và đồng thời kèm theo một số triệu chứng khác như:
Nhiễm trùng thận là bệnh lý nguy hiểm, cần can thiệp y tế ngay lập tức. Nếu không điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, tổn thương thận vĩnh viễn và thậm chí tử vong.
Thông tin về xét nghiệm phân tích nước tiểu
Quá trình trao đổi chất của cơ thể tạo ra một số chất không tốt cho sức khỏe và những chất này sẽ được đào thải qua nước tiểu.
Nước tiểu là sản phẩm của hệ tiết niệu, mỗi ngày thận lọc máu, tái hấp thu và tạo ra khoảng 1 - 1.5 lít nước tiểu, nước tiểu theo niệu quản xuống bàng quang. Sau một khoảng thời gian, lượng nước tiểu trong bàng quang đạt ngưỡng nhất định sẽ tạo cảm giác buồn tiểu. Nước tiểu sẽ theo đường niệu đạo và đi ra ngoài.
Xét nghiệm nước tiểu còn được gọi là tổng phân tích nước tiểu, đây là một xét nghiệm cơ bản được thực hiện ở hầu hết các cơ sở y tế, phòng khám tư... Các chỉ số trong xét nghiệm giúp ích rất nhiều trong quá trình chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh. Những chỉ số quan trọng trong nước tiểu như bạch cầu, hồng cầu, glucose, protein... không thể thiếu đó chính là urobilinogen (uro). Vậy uro trong nước tiểu là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bình thường urobilinogen được bài tiết qua phân và có một lượng nhỏ trong nước tiểu. Chỉ số bình thường là 0.2 - 1.0 mG/dL hoặc 3.5 - 17 mmol/L, nếu khi xét nghiệm chỉ số này thấp hơn hoặc cao hơn ngưỡng cho phép thì có thể gặp vấn đề gì đó.
Chỉ số uro trong nước tiểu cao có thể nghĩ tới một số bệnh lý như hội chứng tăng phá hủy hồng cầu, tổn thương gan, nhiễm trùng đường mật, tắc nghẽn mật...
Tuy nhiên mức độ urobilinogen trong nước tiểu có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như chế độ ăn uống, tập thể dục hay thời gian lưu trữ mẫu. Nên để chẩn đoán chính xác bệnh thì bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, cũng như cần thêm những cận lâm sàng khác để khẳng định chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Nhiều người thắc mắc rằng xét nghiệm uro trong nước tiểu có cần nhịn ăn không. Để có kết quả chính xác nhất thì bạn nên nhịn ăn từ 6 - 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm và lấy mẫu nước tiểu vào buổi sáng. Xét nghiệm phân tích nước tiểu là xét nghiệm cơ bản và dễ thực hiện nên bạn có thể xét nghiệm ở bất kỳ cơ sở y tế hay phòng khám sức khỏe nào.
Thành phần nào làm đục nước tiểu?
Nước tiểu bị đục có thể hiểu là nước tiểu trông giống như nước vo gạo. Tính chất đục của nước tiểu có thể phân làm 3 loại là tiểu phosphate, tiểu mủ và tiểu dưỡng chấp, theo đó:
Nước tiểu bị đục có thể hiểu là nước tiểu trông giống như nước vo gạo
Tinh thể trong nước tiểu là gì? Có những loại tinh thể nào?
Tinh thể trong nước tiểu chính là sự kết tụ của một số chất hóa học có trong nước tiểu. Ở một số trường hợp tinh thể nước tiểu là do thừa protein hoặc thừa vitamin C ở những người khỏe mạnh, do vậy nhiều loại tinh thể trong nước tiểu là vô hại. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp xuất hiện tinh thể trong nước tiểu là do các bệnh lý nghiêm trọng. Đặc biệt khi ngoại những tinh thể bất thường trong mẫu nước tiểu, bệnh nhân còn xuất hiện một số triệu chứng như đau bụng, sốt, vàng da, mệt mỏi, thậm chí có lẫn máu trong nước tiểu.
Tinh thể trong nước tiểu có hình dạng khác nhau
Trong nước tiểu có thể xuất hiện một số loại tinh thể sau:
Nguyên nhân gây ra tinh thể Axit uric trong nước tiểu là do tiêu thụ quá nhiều đạm, mắc bệnh sỏi thận, bệnh gout hay các bệnh nhân ung thư đang phải thực hiện hóa trị. Loại tinh thể này thường có màu nâu cam, vàng và có hình như chiếc thùng, kim cương, dạng tấm,…
Hình dạng của loại tinh thể này có thể hình phong bì, quả tạ và không có màu. Người khỏe mạnh cũng có thể xuất hiện loại tinh thể này trong nước tiểu. Tuy nhiên, nếu tinh thể canxi oxalat quá nhiều trong nước tiểu có thể dẫn đến sỏi thận. Bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng như đau bụng, sốt, khó tiểu, buồn nôn,…
Ngoài ra, tình trạng hấp thụ phải ethylene glycol cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hình thành canxi oxalat. Lúc này, bệnh nhân có thể xuất hiện kèm theo một số biểu hiện như kích ứng cổ họng, suy thận hay các vấn đề về hệ thần kinh trung ương.
Có thể xuất hiện trong nước tiểu người khỏe mạnh hoặc những trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là loại tinh thể không có màu và thường có dạng hình chữ nhật, hình lăng trụ. Bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu xét nghiệm thấy có tinh thể Magie amoni photphat và kèm theo một số triệu chứng lâm sàng như ớn lạnh, đau lưng dưới, cơ thể mệt mỏi, nước tiểu đục, tiểu dắt, sốt.
Đau bụng kèm theo tinh thể trong nước tiểu
Thường gặp ở người bị sỏi thận, người bổ sung canxi. Những tinh thể này khá lớn, có hình đĩa tròn, bề mặt nhẵn và có màu nâu nhạt.
Loại tinh thể này hiếm gặp hơn và thường xuất hiện trong môi trường nước tiểu có tính axit. Tuy nhiên, người khỏe mạnh cũng có thể hình thành loại tinh thể này trong nước tiểu. Tinh thể axit hippuric giống như lăng kinh hay đĩa nam châm trong suốt, đôi khi có màu nâu vàng và thường kết dính lại với nhau.
Đây là dạng tinh thể rất nhỏ, có hình kim và dạng hạt. Tình trạng có tinh thể bilirubin trong nước tiểu nghĩa là bạn đang có nguy cơ phải đối mặt với bệnh gan. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như buồn nôn, vàng da và sốt.
Loại tinh thể này không màu, xuất hiện đơn lẻ và thường có hình sao hoặc hình kim. Để Hạn chế tinh thể canxi photphat trong nước tiểu bằng cách uống nhiều nước hơn, bổ sung thêm canxi và vitamin D.
Có thể xuất hiện trong nước tiểu của người khỏe mạnh hoặc cũng có thể xuất hiện trong nước tiểu có tính kiềm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể xuất hiện trong trường hợp mẫu nước tiểu không được bảo quản đúng cách, dẫn đến thay đổi tính chất. Tinh thể có dạng hình cầu, màu nâu, có gai nhọn.
Tinh thể cholesterol thường do một số bệnh lý về thận gây ra hoặc do nước tiểu được bảo quản lạnh, có tính axit. Tinh thể hình chữ nhật với một vết cắt ở góc và trong suốt
Là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận. Những trường hợp sỏi thận do Cystine có kích thước khá lớn, thường không có màu và có hình lục giác. 2.11.
Thường gặp ở những trường hợp mắc bệnh gan. Tinh thể có màu vàng nâu, hình đĩa và có vòng đồng tâm. Người bệnh có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như buồn nôn, chướng bụng,…
Nguyên nhân hình thành tinh thể tyrosine thường là do một số rối loạn chuyển hóa, có thể kể đến như bệnh gan. Loại tinh thể này không có màu và dạng hình kim.