Giới tử đứng trước bàn ăn nghe tiếng khánh chắp tay đồng xá rồi ngồi xuống. Sau nghe ba hồi bảo chúng, đồng tụng bài cúng dường. (Tay trái bắt ấn Tâm sơn, tay mặt kiết ấn Tam Muội để dựa ngang phía trong miệng bát, rồi dâng lên ngang tán đồng tụng bài cúng dường)
Lo “đường dài” cho học sinh bản lẻ
Cô Nguyễn Thị Kim Anh - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết, việc đưa 18 học sinh Đan Lai rời bản Khe Nóng nằm trong đề án sáp nhập Trường Tiểu học 1 và 2 Châu Khê. Điểm chính của trường đặt tại trung tâm xã tại bản Khe Choăng, bên cạnh đó còn 2 điểm lẻ tại bản Khe Bu (cách trường chính hơn 20km và bản Bủng Xát - cách trường chính 5km).
Riêng điểm Khe Nóng dành cho nhóm học sinh Đan Lai trước kia thuộc Trường Tiểu học 2 Châu Khe được xóa bỏ do quy mô học sinh ít, cơ sở vật chất không đảm bảo. Thay vào đó, học sinh tại đây sẽ được chuyển về trường chính.
Theo kế hoạch, sau khi sáp nhập ổn định, học sinh các lớp 3 - 4 - 5 từ điểm lẻ cũng sẽ về trường chính để thuận lợi học Chương trình GDPT 2018. Tuy nhiên, do mới sáp nhập trường khu nhà ở, bếp ăn… cho học sinh bản xa chưa kịp xây dựng để tổ chức bán trú tập trung. Trong tình hình đó, các em Đan Lai phải tạm ở nhờ nhà người quen, họ hàng.
Cô Lê Thị Thanh đến thăm hỏi, động viên em La Văn Quân xa gia đình ra ở nhà anh chị họ để đi học.
“Có 9 em học tại bản Bu - vốn là điểm chính của Trường Tiểu học 2 Châu Khê cũ và 9 em về trường chính hiện tại ở bản Khe Choăng. Lý do chia ra như vậy là tùy vào điều kiện của phụ huynh có người thân quen ở đâu thì gửi con đi học tại đó.
Ví dụ, 9 em về trường chính đi học đều ở nhờ nhà họ hàng tại bản Châu Sơn. Đây cũng là một bản người Đan Lai. Nhưng trong quá trình làm ăn, sinh sống, một số hộ dân đi vào sâu hơn trong rừng làm rẫy hình thành nên cụm bản Khe Nóng. Còn nguồn gốc đều từ bản Châu Sơn”, cô Kim Anh cho hay.
Cũng theo hiệu trưởng nhà trường, khi tách học sinh ra khỏi Khe Nóng đến điểm mới, ban đầu gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết phong tục tập quán, tiếng nói của các em khác hẳn với bạn bè người dân tộc Thái (chiếm hơn 70% tại Trường Tiểu học Châu Khê).
Cũng do ở trong bản sâu biệt lập, nên các em Đan Lai cũng rụt rè hơn, ngại giao tiếp. Độ tuổi tiểu học còn nhỏ, khi đi học xa nhớ nhà, nhiều em có tâm lý muốn quay về ở cùng bố mẹ…
Nhưng qua thời gian các em đã bắt nhịp và hòa nhập khá nhanh, hơn cả mong đợi của giáo viên. “Khi về các điểm trung tâm học tập, các em tiếp cận môi trường, cơ sở vật chất tốt hơn. Bên cạnh đó, từ việc học lớp ghép, các em được bố trí về các lớp độc lập, đúng trình độ.
Đồng thời được tham gia nhiều hoạt động giáo dục phát huy năng lực toàn diện. Chính nhờ những lợi ích này mà phụ huynh cũng yên tâm và ủng hộ với kế hoạch của nhà trường”, cô Kim Anh nói.
(VOV5)- Cũng có người xa xứ chọn cho mình niềm vui sống với chữ, chữ Việt, đối xử với chữ như với . . .người. Người xa xứ cho đến giữa thập niên thứ hai thế kỷ hai mươi mốt đã lên tới trên dưới năm triệu người, bằng dân số của một quốc gia . . .không lớn thuộc láng giềng quanh nước ta. Tôi muốn nói tới người xa xứ cao niên, từ cột mốc nhân sinh "thất thập " tính đi .Những người đã để lại sau lưng mình cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử và đi qua thời hậu chiến nhiều hệ lụy sâu xa nhất cho người Việt hai phía. Họ tham gia trực tiếp hay gián tiếp thì về cơ bản, số phận cũng không mấy khác nhau, đau khổ mất mát quá nặng nề mà hạnh phúc như gió thoảng, như hơi rượu say. Và giờ đây đã thấy có người "trối trăng trước" bằng thơ là "Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển" (Du Tử Lê),để hy vọng hồn người có thể theo sóng đại dương trôi dạt về đất mẹ Việt Nam: "Chôn đất lạ thịt xương e khó rã-Hồn không đi sao trở lại quê nhà" . Quê nhà ta đó "lũy tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì"! Những con người ấy, thời gian sống đã sang. . . chiều muộn, đường đời chỉ còn tính bước chân thôi nên thấy mình có thể "bị trời đầy" xa xứ đến . . .hai lần! Sống và chết !
Tác giả Nguyễn Bá Trạc người làng Mục Quan Nhân tục gọi làng Mọc (từ Hán "mục" biến âm, hẳn thế). Ngày mới "di tản" sang Mỹ, ông chỉ thấy "Tấm lòng lạnh ngắt mối sầu mênh mông":
Trong mịt mùng vây bủa khói sương
Ông chán cái "cường quốc" số một xa lạ này đến mức cho một nhân vật của mình nói trong "văn xuôi" :" Nước mưa của Mỹ uống vào, đắng cả mồm !". Thế rồi, lần lần cuộc hội nhập khó khăn cũng qua đi, để bây giờ sang tuổi già ,ông cũng may có. . . cơ may sống thanh thản cuối đời , cái thanh thản không phải dễ gì mà có và không phải ai cũng có được :" Tôi sống thế này là . . .ô-kê – Vài bạn già - Một căn nhà - Hai con gà - Dăm con chim con chó - Cô vợ, thằng con nhỏ giống mẹ - Cái mũi cái mồm - Giống cha cặp mắt ngựa non. . .". Thơ không "gò" vào niêm luật, thể loại, . . . tự do tự tại như giao tiếp bắng hữu ngoài quán xá ven đường "tôi sống thế này là ô-kê !"
Tô Thùy Yên thi sĩ tài danh từ thời còn khoác áo lính trận Sài Gòn. Ông có những ý thơ nhân bản sâu sắc kể cả khi hàng ngày giáp mặt với cái chết:
Gặp buổi trời mưa bay phơi phới
Ông đã trải "Mười năm mặt sạm soi khe nước-Ta hóa thân thành vượn cổ xưa". Nhưng cũng xem như " cuộc biển dâu", không để trái tim người thi sĩ bị đốt cháy. . . ra tro bởi ngọn lửa thù hận. Những tai họa của chiến tranh, chia cắt, kỳ thị, oan khuất , thậm chí thiệt thân thiệt mạng đâu chỉ giáng "sao quả tạ" số phận xuống cho riêng ai, cho một mái ấm nào, một thân phận làm người Việt nào trong suốt một phần tư thế kỷ và hệ lụy khốn khổ thời hậu chiến kéo dài hàng vài thập kỷ nữa ! Thơ đã làm công việc nhân bản là hóa giải khổ đau, hận thù đã thuộc về "lịch sử":
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Hình như người thơ sống cô đơn ,"không gia đình" ở Mỹ. Về già, thơ ông chan chứa hoài niệm, vương vấn nỗi buồn, không thể, không thấy tâm cảm mãn nguyện gật gù. . . như ai " tôi sống thế này là ô-kê":
Đêm chưa khuya lắm hỡi trăng tà
Tình xưa như tuổi già không ngủ
Cũng có người xa xứ chọn cho mình niềm vui sống với chữ, chữ Việt, đối xử với chữ như với . . .người. Ấy là tác giả Trần Văn Lệ: Chữ nghĩa và tôi đến xứ người
Cũng phải thôi. Sống . . .bên lề thời kỳ đầu khó hội nhập, gần như tha phương cầu thực trong một môi trường ngôn ngữ tiếng Anh tứ bề bủa vây cuộc sống thường nhật,ai không thấy lạc lõng cảnh "chim chích vào rừng".Tiếng mẹ đẻ thân thuộc ngàn đời "tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời người ơi" hẳn có lúc chỉ còn thu gọn lại trong đôi câu chuyện phiếm với vài người bạn "cùng một lứa bên trời lận đận" bên quán cóc vỉa hè. Để tiếng Việt không rơi vào caí cảnh " mười phần chết bẩy còn ba" đó, tác giả chỉ còn có cái cách duy nhất là " trọng chữ như . . .trọng nhân":
Quanh quẩn bên tôi chiều với sớm
Cũng thật lạ. Chỉ là chữ thôi mà khi nhắc đến tuổi "gần đất xa trời", người viết vẫn lạc quan đến thế , vui đến thế dù "nói trước" đến nấm mồ của mình nơi chân trời góc biển :
Viết đến đây tôi chợt liên tưởng đến câu thơ cảm động của tác giả Cao Tần Lê Tất Điều trong bài thơ " bài học lớn" gần như tổng kết những bài học nhân sinh sau thời gian dài sống và chiêm nghiệm tình đời ở Mỹ:
Là ngày đêm thương nhớ nước không nguôi
Có thương nhớ nước mới biết thương nhớ. . . mình .Có thương nhớ. . . mình mới biết thương nhớ nước non ! Qua mấy vần thơ của người xa xứ đã trải nhiều sóng gió cuộc đời , nay vẫn xa quê hương xứ sở khi tuổi trời đã xế chiều và "Mỗi ngày là một ngày . . .xưa", tôi chỉ muốn chuyển tới họ mấy câu thơ của học giả Phan Khôi cũng viết cho mình (giờ thì cho con cháu và bạn đọc cụ) :" Nắng chiều đẹp có đẹp-Tiếc tài gần chạng vạng-Mặc dù gần chạng vạng-Nắng được thì cứ nắng" !Vâng ,thưa cụ ,nắng được thì cứ nắng ! Mà nắng chiều có cái đẹp. . .tráng ca của nắng chiều chứ !
Nắng cho mình và nắng cho người !
1. Thạc sĩ Đặng Thị Hà Phương: Việt Nam có nhiều cơ hội cho các bạn trẻ quay về làm việc và cống hiến.
Trong thời gian 5 năm học tại Pháp, tôi đã có suy nghĩ sẽ ở lại đất nước này sinh sống và làm việc một vài năm để lấy kinh nghiệm, trải nghiệm và để có một chức danh ổn định cho bản thân. Điều này giúp tôi khi trở về Việt Nam không phải bắt đầu từ con số 0 và có sẽ mức lương phù hợp với trình độ bản thân.
Năm 2020, tôi tốt nghiệp Thạc sĩ, khi đó dịch COVID-19 cũng đang bùng phát, tôi quyết định trở về Việt Nam. Tuy nhiên, dịch bệnh chỉ là một lý do đẩy nhanh việc quay về nước của bản thân. Vì trước đó, tôi cũng đã có ý định trở về nước sau khi học xong để có thể ở bên cạnh bố mẹ và gia đình.
Những ngày Tết, thạc sĩ Đặng Thị Hà Phương càng cảm nhận được quyết định trở về quê hương của mình càng đúng đắn
Bên cạnh đó, đối với ngành học của tôi là du lịch, nhà hàng khách sạn, tôi cảm thấy thị trường ở Việt Nam phù hợp hơn và cũng có nhiều cơ hội phát triển.
Ngoài ra, khác với châu Âu có phần yên bình và nhịp sống chậm hơn, văn hoá cũng như môi trường làm việc ở Việt Nam năng động và nhộn nhịp. Môi trường này phù hợp với tính cách hướng ngoại của tôi hơn.
Ở Việt Nam, tôi có cơ hội làm việc tại Saigontourist Group. Tôi được làm việc đúng chuyên ngành mà bản thân đã được học và đào tạo ở nước ngoài. Do đó, tôi đã không quá bỡ ngỡ với môi trường làm việc mới mà hòa nhập rất nhanh. Những trải nghiệm và kiến thức mà tôi có được trên đất nước Pháp đã giúp bản thân tôi có thêm nhiều ý tưởng mới mẻ, những cách giải quyết và xử lý công việc chuyên nghiệp hơn.
Ngoài ra, lợi thế về ngoại ngữ khi có thể giao tiếp 4 thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Trung Quốc đã giúp tôi tăng cường giao tiếp với đối tác, khách hàng quốc tế.
Hiện nay, Việt Nam là đất nước đang phát triển với nhiều ngành nghề và cơ hội phát triển cho các bạn trẻ quay về làm việc và cống hiến. Vào những ngày Tết cận kề như thế này, tôi lại thấy việc quyết định trở về bên gia đình, bạn bè của tôi càng đúng đắn hơn. Tôi cảm thấy hạnh phúc, yên vui hơn khi được trở về ăn Tết với gia đình và bạn bè. Được cùng mẹ đi chợ Tết, trang trí nhà cửa, nấu mâm cỗ ngày Tết đều là những hoạt động tôi rất mong chờ vào ngày Tết. Cảm giác đón Tết này rất đặc trưng mà tôi nghĩ không ở đâu có thể trải nghiệm được như vậy.
2. PGS-TS Lê Thanh Long: Yếu tố quyết định nhất vẫn là tình yêu với quê hương
Với những thành tích và năng lực học tập, nghiên cứu tốt khi làm nghiên cứu sinh ở Đài Loan (Trung Quốc), có thời điểm tôi phải đắn đo, suy nghĩ giữa việc ở lại Đài Loan làm việc, đi định cư ở các nước phát triển khác hay là quay về Việt Nam công tác. Nhưng sau tất cả, tôi quyết định trở về vì tình yêu với quê hương.
PGS-TS Lê Thanh Long chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức mà mình đã lĩnh hội được với thế hệ tương lai của đất nước
Tôi mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của đất nước và quan trọng hơn là được sống gần gia đình, hỗ trợ gia đình nhiều hơn. Tôi dễ dàng chọn Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP HCM) là nơi công tác, bởi ở đây không chỉ có môi trường tốt để tôi thỏa niềm đam mê nghiên cứu khoa học, giảng dạy mà còn là ngôi nhà thứ hai của mình với nhiều kỷ niệm đẹp khi còn là sinh viên. Hơn nữa, tôi cũng muốn chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức mà mình đã lĩnh hội được với thế hệ tương lai của đất nước.
Trong các dự án nghiên cứu của mình, tôi tâm đắc nhất là sản phẩm Phòng áp lực âm. Đây là sản phẩm tâm huyết mà tôi đóng góp cho Việt Nam với đề tài "Nghiên cứu thiết kế và chế tạo module container đệm cách ly, tự động khử khuẩn bề mặt áp dụng trong bệnh viện dã chiến" thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM, được phê duyệt năm 2020. Sản phẩm là một phần trong giải pháp tổng thể của nhóm nghiên cứu dùng để cách ly, điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Tôi và nhóm nghiên cứu của mình đã thực hiện đề tài này trong giai đoạn cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19. Và sản phẩm Phòng áp lực âm đã mang lại ý nghĩa thiết thực trong việc chung tay phòng-chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe và nâng cao nhận thức cộng đồng.
Tôi nghĩ đa số những người lựa chọn quay về Việt Nam để làm việc và cống hiến bởi yếu tố quyết định nhất vẫn là vì tình yêu với quê hương. Họ đều mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của đất nước và quan trọng hơn là được sống gần gia đình, hỗ trợ gia đình nhiều hơn. Cá nhân tôi thấy rằng Việt Nam có các chính sách hỗ trợ thiết thực, đảm bảo về thu nhập ở mức nhất định để nhà nghiên cứu như chúng tôi tập trung vào chuyên môn đúng lĩnh vực làm việc của mình.
3. Nghệ sĩ opera Đỗ Vũ Lan Nhung: Hòa nhập nhanh nhờ chính sách hỗ trợ tốt từ phía Nhà nước
Sau khi hoàn thành khóa học tại Rumani theo chương trình học bổng hiệp định giữa 2 nước Việt Nam và Rumani, chuyên ngành thanh nhạc biểu diễn, tôi có cơ hội được học tiếp lên cao học tại đây. Tuy nhiên, tôi đã quyết định quay trở về Việt Nam để làm việc và cống hiến.
Trong quá trình học tại Rumani, thực tâm mà nói tôi luôn muốn quay về Việt Nam để cống hiến những gì mà tôi đã được học tại đây. Tôi đi học bằng tiền của Nhà nước nên lúc nào cũng muốn quay về để cống hiến cho quê hương.
Ở Rumani, tôi không chỉ được học về kỹ thuật thanh nhạc mà còn được học về biểu diễn, diễn xuất và cả kỹ năng sư phạm. Do đó mà tôi luôn muốn được trở về nước để áp dụng ngay những gì mình đã được học vào công việc chuyên môn.
Nghệ sĩ opera Đỗ Vũ Lan Nhung mong muốn được cống hiến nhiều hơn nữa cho nền nghệ thuật nước nhà
Ở Rumani, tôi được tiếp xúc cặn kẽ với Opera. Do đó mà khi về nước, những kiến thức, kỹ năng mà tôi tích lũy được đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong công việc chuyên môn. Thời gian đầu về nước, tôi cũng có gặp khó khăn trong quá trình hòa nhập. Nhưng môi trường làm việc và những chính sách hỗ trợ tốt từ phía Nhà nước đã giúp tôi nhanh chóng tìm được môi trường làm việc phù hợp. Nhờ vậy mà tôi được thỏa niềm đam mê lao động, sáng tạo và cống hiến tài năng của mình cho nền nghệ thuật nước nhà.
Hiện nay, môi trường của Việt Nam rất tốt để những du học sinh có thể quay về nước yên tâm làm việc và cống hiến. Tôi cũng đã nhanh chóng tìm được cơ hội tốt để học cao học tại Việt Nam. Ở đây, tôi vừa được học lý thuyết, vừa có cơ hội được thực hành biểu diễn.
Tôi chỉ mong các nhà hát sẽ sáng đèn thường xuyên để nghệ sĩ chúng tôi có cơ hội biểu diễn, phục vụ khán giả. Tín hiệu vui là những nhà hát ở Việt Nam cũng đã sáng đèn thường xuyên hơn, giới trẻ cũng đã bắt đầu dành nhiều sự quan tâm đến loại hình âm nhạc cổ điển. Trong năm nay, Nhà hát nhạc Vũ kịch Việt Nam – đơn vị tôi đang công tác sẽ thực hiện 2 vở opera rất lớn của thế giới. Hứa hẹn sẽ cống hiến cho khán giả những màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc.