Giá Vé Văn Miếu Quốc Tử Giám Cho Học Sinh

Giá Vé Văn Miếu Quốc Tử Giám Cho Học Sinh

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng, phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn miếu (chữ Hán: 文廟) - nơi thờ Khổng Tử, và Quốc tử giám (chữ Hán: 國子監) - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn các, Đại Thành và cổng Thái Học.[1] Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi quan trọng.

KÝ ỨC NGÀY THÀNH LẬP TRUNG TÂM HĐ VHKH VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM (25/4/1988 - 25/4/2019)

Di tích Quốc gia Đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong những công trình kiến trúc, lịch sử, văn hóa lâu đời và cổ kính nhất của Thủ đô Hà Nội, nơi xưa kia đã đào tạo ra hàng ngàn các bậc đại khoa hiền tài Đất nước. Ngày nay, Di tích là nơi lưu giữ, bảo tồn nhiều truyền thống tốt đẹp của Dân tộc như: Hiếu học, Hiếu nghĩa, Tôn sư trọng đạo, Tôn trong nhân tài... là những giá trị nhân văn có ý nghĩa giáo dục tích cực trong cuộc sống đương đại.

Tuy nhiên, trải qua bao thăng trầm trong suốt gần 1000 năm lịch sử, đến những giai đoạn năm 1980, Di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng, mái dột, tường xiêu, sân - đường gạch vỡ khấp khểnh, cỏ mọc um tùm, ngập cả tràn lối đi…Tháng 10/1987, đ/c Nguyễn Văn Linh – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử  Giám và chỉ đạo Thành phố Hà Nội phải tiến hành tu bổ, tôn tạo, tổ chức các hoạt động phù hợp, tương xứng với tầm vóc của Di tích.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, ngày 25/4/1988, UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 1776/QĐ-UB thành lập Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đề cập đến sự kiện này, Nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trần Thị Tâm Đan (người ký quyết định) cho biết:  “…Thành phố quyết định thành lập tổ chức sinh hoạt tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành một Trung tâm để tổ chức các sinh hoạt văn hoá khoa học và giáo dục. Định hướng là như vậy... Ngày đó, thì Di tích cũng còn rộng, nên quyết định đầu tư, xây dựng, phát triển để bảo vệ cái Di tích ấy, nhưng mà muốn vừa đầu tư vừa làm thế nào tạo điều kiện cho ở đấy tổ chức được những sinh hoạt về văn hoá, khoa học và giáo dục”.

Vậy là Trung tâm ra đời với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (khu vực nằm trong khuôn viên tường gạch bao quanh). Bàn thêm về việc đặt tên cho Đơn vị, Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Cát – Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội, kiêm Giám đốc đầu tiên của Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu-Quốc Tử Giám giải thích: “Muốn phát huy giá trị của di tích không gì bằng phải có những tổ chức hoạt động, không chỉ hoạt động Văn hoá, theo đúng nghĩa cũng rất rộng rồi, nhưng mà phải nhấn mạnh Khoa học vì đây là trường Đại học đầu tiên, cho nên không thể đặt nhẹ những hoạt động khoa học”.

Những năm đầu, Trung tâm sinh hoạt như một tổ của Phòng Bảo tồn – Bảo tàng thuộc Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội do đ/c Giám đốc Sở trực tiếp điều hành. Kế hoạt động tập trung chủ yếu vào công tác tu bổ, tôn tạo Di tích và thuyết minh – tuyên truyền.

Theo thời gian chức năng, nhiệm vụ cũng như bộ máy cơ cấu tổ chức dần kiện toàn. Năm 2000, với việc vườn Giám được bàn giao lại cho Di tích, Tổ Duy tu – Môi trường ra đời và song hành hoạt động cùng hai tổ Hành chính và Thuyết minh. Năm 2005, bộ máy phòng ban chức năng của Trung tâm chính thức được thành lập gồm 3 phòng: Hành chính tổ chức - Tài chính, Nghiệp vụ - Thuyết minh và Duy tu - Môi trường”. Năm 2006, Hồ Văn được bàn giao cho Đơn vị quản lý. Mặt bằng Di tích được mở rộng đáng kể. Đến tháng 12/2011, để đẩy mạnh hoạt động khoa học, phòng Nghiên cứu - Sưu tầm ra đời.

Hiện nay, với 04 phòng chuyên môn: Hành chính - Tổng hợp, Nghiên cứu - Sưu tầm, Giáo dục - Truyền thông và Duy tu - Môi trường, Đơn vị có chức năng, nhiệm vụ: quản lý, bảo tồn, phát huy và khai thác giá trị di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám; Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về Văn Miếu – Quốc Tử Giám; Tổ chức các hoạt động văn hoá phục vụ công chúng, khách tham quan di tích (Quyết định số 574/QĐ-SVHTT ngày 29/5/2017).

Thời gian thấm thoắt trôi qua, mới đấy mà đã hơn 30 năm, từ chỗ vẻn vẹn chỉ có 08 cán bộ nhân viên đầu tiên, đến nay Đơn vị đã lớn mạnh với trên 90 người. CBNV Trung tâm, người đi trước giúp đỡ người đi sau, cùng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, nỗ lực học tập, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, chính trị được giao.

Kết quả: Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám từ chỗ mái dột, tường xiêu, không gian vắng vẻ đìu hiu khi trước kia, nay trở thành một trong những địa chỉ văn hóa - du lịch hàng đầu củaThủ đô và cả nước. Mỗi năm, Di tích đón gần 2 triệu lượt khách thăm quan, trên 500 trường học, hàng trăm đoàn cấp cao của Đảng, Nhà nước...

Thật đúng như PGS, TS Đặng Văn Bài (Nguyên Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, PCT Hội DSVH VN, Ủy viên Hội đồng Di sản Thế giới) nhận xét: “Khi chúng ta thành lập cái Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám thì đúng là khu Di sản đã thay da đổi thịt và hồi sinh”./.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tháng 4/2019