Làm Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu Là Gì

Làm Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu Là Gì

Chứng từ xuất nhập khẩu đóng vai trò không thể thiếu trong hoạt động thương mại quốc tế. Việc hiểu biết về chứng từ xuất nhập khẩu không chỉ giúp các doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp lý, mà còn đảm bảo quá trình giao thương được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Lương Của Nhân Viên Chứng Từ Là Bao Nhiêu

Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi dự định chuyển hướng qua lĩnh vực này. Một số thống kê cho thấy mặt bằng lương vị trí chứng từ xuất nhập khẩu cao hơn các ngành nghề khác như: Kế toán, nhân sự…

Trung bình lương nhân viên chứng từ chưa có kinh nghiệm sẽ ở mức: 6.000.000 vnđ – 8.000.000 vnđ tùy vào doanh nghiệp.

Đối với nhân viên có kinh nghiệm rồi lương sẽ đạt mức tối thiểu 8.000.000 vnđ trở lên và việc lương 1 hay 2 con số còn phụ thuộc vào năng lực của bạn.

Ngoài lương, bạn có thể thấy lộ trình công danh của vị trí hành chính nhân sự mảng chứng từ như sau: Nhân viên tập sự – nhân viên chính thức – chuyên viên – Phó phòng chứng từ-  trưởng phòng – giám đốc bộ phận

Nhân Viên Chứng Từ Thường Làm Công Việc Gì?

Tùy từng vị trí và quy mô doanh nghiệp mà nhân viên chứng từ sẽ làm việc ở mức độ nào, nhưng các nghiệp vụ cơ bản bạn cần phải làm được như sau:

Về cơ bản là những đầu việc như vậy còn làm thêm gì bạn sẽ thực hiện theo phân công của cấp trên và mức độ chuyên môn hóa của công ty bạn.

Invoice là gì và bao gồm những thông tin nào?

Hóa đơn hay Invoice là chứng từ thương mại do ngươi bán lập để xác nhận giao dịch mua bán giữa hai bên. Đây là một trong những giấy tờ vô cùng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành việc thanh toán, khai thuê hay làm thủ tục hải quan cho hàng hóa của mình.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Invoice được lập theo mẫu nội bộ của đơn vị bán, không cần biểu mẫu cố định của hải quan, thuế hay cơ quan đơn vị Nhà nước nào cả. Tuy nhiên, trên hóa đơn (invoice) cần đảm bảo có các thông tin cần thiết như:

- Tên invoice là gì, mã số, ngày tháng

- Thông tin shipper (người xuất khẩu) và consignee (người nhập khẩu)

- Thông tin của đơn vị trung gian (nếu có)

- Địa chỉ cảng xuất và cảng nhập

- Mô tả về hàng hóa (Tên hàng, số lượng, đơn giá)

- Tổng giá trị bằng số và bằng chữ

Invoice thường được kèm theo các chứng từ khác (packing list, …) có liên quan để thực hiện các thủ tục hải quan, cấp chứng nhận xuất xứ C/O. Đây cũng là chứng cứ để doanh nghiệp có thể căn cứ vào để giải quyết vào những khiếu nại về việc hàng hóa (chất lượng, số lượng, …) cũng như các dịch vụ hỗ trợ khác đi kèm đối với đơn vị bán.

Bạn Sợ Chưa Có Kinh Nghiệm Sẽ Không Xin Được Việc

Bên cạnh đó, một số công ty không thích tuyển người có kinh nghiệm rồi vì ở công ty cũ, cách làm như vậy mới đúng nhưng khi qua doanh nghiệp mới cách làm đó không phù hợp nữa và sẽ khó đào tạo lại từ đầu. Với một số người bảo thủ, chậm thích nghi sẽ mất thời gian lâu để thay đổi thành ra lại là trở ngại trong quá trình làm việc.

Mình có nghe một câu chuyện mà thầy dạy nghiệp vụ mình kể lại:

Công ty tuyển dụng vị trí chứng từ sea xuất – nhập, họ tuyển 2 người:

Một bạn mới chưa có kinh nghiệm được đào tạo khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu cơ bản và một người đã có 3 năm kinh nghiệm. Khi vào môi trường mới chỉ sau 2 tuần bạn chưa có kinh nghiệm làm tốt hơn về quy trình mặc dù hơi chậm hơn 1 chút vì bạn ấy luôn cố gắng học hỏi và ghi nhớ cẩn thận những gì được hướng dẫn, còn người có kinh nghiệm rồi thì thường xuyên sai sót. Trong công việc không ghi nhận góp ý từ đồng nghiệp vì nghĩ không cần thiết và cho rằng không làm được ở đây thì qua chỗ khác làm nên họ không cố gắng hết mình

Nếu chọn 1 người nhận ai thì bạn biết rồi đó.

Từ những ví dụ trên, người chưa có kinh nghiệm với người đã có kinh nghiệm đều có những thế mạnh riêng. Vậy nên, việc cơ hội đến với ai là do sự thích nghi, sự chuẩn bị và cố gắng của bản thân mỗi người. “Hiệu suất lao động” là thứ vũ khí chắc chắn bạn nên đưa ra để thuyết phục nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nhớ sau khi thuyết phục được rồi thì bạn phải chứng minh bằng hành động, bằng hiệu quả công việc nhé.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin để có cái nhìn tổng quát hơn về việc một nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu là làm gì và cũng là động lực cho các bạn mới bước chân vào nghề hoặc các bạn muốn chuyển ngành ước chừng được cơ hội của mình mà ra quyết định.

Nếu bạn là người mới hãy tìm hiểu các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế đó là con đường ngắn nhất giúp bạn vào nghề. Mốt số trung tâm đào tạo uy tín như: VinaTrain Việt Nam,  Kiến Tập, Tân Cảng, Thuận Phát… có chương trình đào tạo rất sát với công việc này.

Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu là một vị trí quan trọng đối với các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics. Vậy nhân viên chứng từ là gì? Công việc chính ở vị trí này là gì và mức thu nhập là bao nhiêu? Bài viết hôm nay của Gia Đình Xuất Nhập Khẩu sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này.

Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu cần kỹ năng gì?

– Kỹ năng – Chuyên môn: Xuất nhập khẩu là một trong những nghề khó trên thương trường nên đây là một trong những kỹ năng bạn cần có. Để làm việc ở vị trí này, bạn phải sở hữu một số kiến ​​thức chuyên ngành và kỹ năng liên quan như quản lý, thương mại, ngoại ngữ, kinh tế và luật.

– Kỹ năng đàm phán: Đây là một kỹ năng và nhiệm vụ mà bạn sẽ cần thực hiện thường xuyên trong công việc của mình với tư cách là nhân viên chứng từ.

– Kỹ năng phân tích và quản lý hệ thống: Các kỹ năng này giúp bạn quản lý công việc, sắp xếp và phân loại tài liệu khoa học, tối ưu hóa thời gian xử lý công việc.

– Kỹ năng giao tiếp: Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu cần phải làm việc với nhiều bên liên quan như vận tải, nhà cung cấp và hải quan.

– Các kỹ năng khác như soạn thảo văn bản, kỹ năng tin học văn phòng ,…

Những loại invoice thường gặp trong xuất khẩu bao gồm những loại nào?

Ở phía trên, chúng ta đã phần nào hiểu hơn invoice là gì. Dựa vào khái niệm của invoice và hoàn cảnh sử dụng cụ thể, hóa đơn được chia thành các loại như:

- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): là chứng từ xác nhận giao dịch xuất nhập khẩu giữa bên bán và bên mua cùng các giấy tờ có liên quan như vận đơn, chứng nhận C/O, …

- Proforma Invoice (Hóa đơn chiếu lệ): giống như tên gọi, hóa đơn dạng này không dùng để thanh toán như hóa đơn thương mại nói trên, hóa đơn chiếu lệ chỉ sử dụng để làm tham chiếu khai và làm thủ tục hải quan xuất nhập.

- Provisional Invoice (Hóa đơn tạm): lưu ý rằng đầy không phải là hóa đơn thật. Hóa đơn này đơn thuần chỉ là hóa đơn kê khai cho người mua trong khi chờ đợi thanh toán.

- Final Invoice (Hóa đơn cuối cùng): là hóa đơn được gửi cho người mua để hoàn thiện thanh toán. Hóa đơn này cung cấp đầy đủ các thông tin về loại lượng, lượng hàng, tổng giá trị, phương thức thanh toán, …

- Bên cạnh những hóa đơn nói trên trong quá trình xuất nhập hàng hóa Quốc tế, chúng ta có thể gặp những loại invoice như: hóa đơn hải quan, hóa đơn lãnh sự, hóa đơn tập trung, hóa đơn xác nhận, hóa đơn chi tiết hàng hóa, …

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm chi tiết hơn về chứng từ invoice là gì trong xuất nhập khẩu. Nếu cần tư vấn thêm về hóa đơn hay sử dụng các dịch vụ hải quan có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia của ALS để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Bạn muốn làm việc tại vị trí nhân viên chứng từ Xuất Nhập khẩu nhưng lại chưa có hiểu biết nhiều về vị trí này. Bài viết này sẽ tổng hợp những thông tin quan trọng và giúp bạn trả lời câu hỏi “nhân viên chứng từ Xuất Nhập Khẩu là làm gì?”. Mời bạn đọc tham khảo.