Thực Trạng Ngành Công Nghiệp Đóng Tàu Việt Nam

Thực Trạng Ngành Công Nghiệp Đóng Tàu Việt Nam

Ngành công nghiệp sản xuất ô tô ở nước ta ngày nay đang là 1 ngành hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển ngành công nghiệp này sẽ là động lực và sức mạnh để giúp đất nước hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa và trở thành một nước phát triển. Sự ảnh hưởng của nó đến các ngành công nghiệp khác là rất đáng kể và thể hiện là một trong những ngành xương sống của nền kinh tế. Việc đi sâu vào phát triển ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ứng dụng khoa học công nghệ và mở cửa hội nhập là những điều kiện tiên quyết để có một ngành công nghiệp sản xuất ô tô vững chắc. Việt Nam, đất nước của hơn 83 triệu dân với mức tăng trưởng cao về kinh tế thì một viễn cảnh tươi sáng của ngành công nghiệp ôtô là có thể. Phát triển ngành công nghiệp này sẽ cho phép đất nước tiết kiệm được những khoản ngoại tệ đáng kể dành cho nhập khẩu, cũng như phát huy được một số thế mạnh nổi trội hiện nay, như chi phí cạnh tranh của nguồn nhân lực. Đặc biệt, sẽ có những tác động trực tiếp mang tính tích cực lên một số ngành công nghiệp và dịch vụ mà Việt Nam đang rất cần, như hóa dầu, thép, phân phối

Làm đẹp để tạo ra giá trị cho bản thân

Làm đẹp chính là cách bạn thể hiện sự quan tâm và yêu thương với chính bản thân mình. Khi làm đẹp, bạn sẽ thấy mình có giá trị, tự tin hơn và biết chăm sóc, yêu thương bản thân, đồng thời việc giao tiếp cũng trở nên dễ dàng hơn.

Từ đó, bạn sẽ thể hiện được nhiều khía cạnh của bản thân hơn, thể hiện được rõ địa vị, phong thái của bản thân đối với từng ngành nghề bạn chọn nếu bạn biết làm đẹp có chọn lọc và phù hợp.

Nhận thấy được những xu hướng và thực trạng ngành làm đẹp hiện nay, nếu là chủ doanh nghiệp kinh doanh trong ngành làm đẹp, bạn sẽ thấy được tiềm năng phát triển của ngành này như thế nào.

Ngày nay, tại thị trường Việt nam, có rất nhiều trung tâm làm đẹp được mở ra để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khách hàng cũng đã và đang quan tâm nhiều hơn đến chất lượng dịch vụ, và đây cũng là cơ hội tốt cho cơ sở kinh doanh làm đẹp của bạn khẳng định thương hiệu và vị trí của mình.

Việt Nam là nước có lợi thế sản xuất chè. Đây cũng là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta. Hiện, ngành chè không chỉ sản xuất ở trong nước mà còn vươn tầm ra thế giới. Trong những năm qua, ngành chè đã đem lại giá trị kinh tế lớn cho xã hội, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, trước bối cảnh hội nhập và tác động của đại dịch Covid-19,  ngành chè đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, khoảng 90% sản lượng chè xuất khẩu ở dạng thô, giá bán thấp và được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu. Cùng với đó, hoạt động sản xuất chè còn nhiều hạn chế bất cập... do vậy, trong thời gian tới, ngành chè cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đổi mới quy trình sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu, hạn chế những bất cập, từng bước xây dựng phát triển ngành bền vững.

1. Thực trạng về sản xuất và tiêu thụ chè

Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam, tính đến năm 2020, nước ta có 34 tỉnh, thành phố trồng chè với tổng diện tích ổn định ở mức 130 nghìn ha, năng suất bình quân đạt mức khoảng 8,0 tấn/ha, sản lượng chè khô đạt khoảng 192 nghìn tấn.

Cây chè được trồng chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc chiếm  khoảng 70% diện tích trồng chè cả nước; kế đến là vùng Tây Nguyên với khoảng 19%; vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích chè chiếm 7,0% và khu vực đồng bằng Bắc bộ 4,0%. Một số địa phương có diện tích chè lớn: Thái Nguyên (22,3 nghìn ha), Hà Giang (21,5 nghìn ha), Phú Thọ (16,1 nghìn ha), Lâm Đồng (10,8 nghìn ha)…

Hiện nay, Việt Nam có trên 170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng suất cao, với các hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng, như: Chè shan, PH1, LDP1, LDP2, PT14… và các giống chè nhập nội như PT95, Kim Tuyên, Bát Tiên, Tứ Quý Xuân... Trong đó, chè shan là giống chè quý, được phát triển lâu đời tại một số địa phương khu vực phía Bắc như: Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên… Với khoảng trên 24% tổng diện tích trồng chè cả nước. Chè shan bao gồm các giống: Chè shan công nghiệp, shan vùng cao và shan đầu dòng. Hiện những rừng chè shan cổ thụ với nhiều cây hàng trăm năm tuổi của Việt Nam đang cho sản phẩm có nhiều đặc tính quý và là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất chè sạch, chè đặc sản, cũng như các sản phẩm chè chế biến có giá trị gia tăng cao.

Chè của Việt Nam được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Với thị trường trong nước thì nhu cầu tiêu thụ chè của người dân Việt luôn cao, đặc biệt vào các dịp lễ Tết hay các sự kiện quan trọng. Đặc biệt, chè không đơn thuần chỉ dùng uống hằng ngày, mà còn được dùng làm quà biếu người thân thay lời chúc mừng, lời chào đón…Chính vì thế, tình hình tiêu thụ chè trong nước luôn ở mức ổn định. Thị trường tiêu thụ trong nước phần lớn là chè xanh ngược lại với thị trường xuất khẩu chủ yếu là chè đen (chiếm tỷ trọng đến 51%). Trong những năm gần đây, ngoài người trung niên và lớn tuổi, sản lượng tiêu thụ chè của giới trẻ cũng đang có xu hướng tăng. Cùng với đó, họ có sự đòi hỏi cao hơn về tính tiện lợi, nhanh chóng và đẹp mắt. Những thị hiếu này đã tạo nên chỗ đứng cho loại chè hòa tan, chè túi nhúng…

Với thị trường xuất khẩu thì ngay từ những tháng đầu năm 2020, mặc dù phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, song chè là một trong những sản phẩm duy trì được sản xuất, không bị đứt gãy trong quá trình xuất khẩu, tăng trưởng xuất khẩu chè của Việt Nam sang nhiều thị trường chính được đảm bảo ổn định. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của ngành chè năm 2020 ước đạt 134.964 tấn, trị giá 217,7 triệu USD, giá 1.613 USD/tấn, giảm 1,8% về lượng, giảm 7,8% về kim ngạch và giảm 6,2% về giá so với năm 2019. Cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm chè chủ yếu gồm: chè đen chiếm 51%; chè xanh chiếm 48% (gồm cả chè ướp hương, chè Ô long); còn lại là các loại chè khác. Giá bình quân chè đen là 1.350 USD/tấn; chè xanh là 1.880 USD/tấn. Sản phẩm chè của Việt Nam hiện được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Pakistan, Đài Loan, Nga, Indonesia, Trung Quốc tiếp tục là 5 thị trường trọng điểm của chè Việt, chiếm gần 70% về lượng và hơn 70% về trị giá xuất khẩu.

Pakistan là thị trường tiêu thụ chè lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020 đạt 43.357 tấn, tương đương 82,59 triệu USD, giá trung bình 1.905 USD/tấn, giảm 11,2% về lượng, giảm 14,4% về kim ngạch và giảm 3,5% về giá so với năm 2019; chiếm 32% trong tổng khối lượng và chiếm 37,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước.

Thị trường lớn thứ 2 là Đài Loan, đạt 17.290 tấn, tương đương 26,68 triệu USD, chiếm gần 13% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước, giảm trên 9,5% về lượng và giảm 10,5% về kim ngạch.

Tiếp đến thị trường Nga đạt 14.071 tấn, tương đương 21,52 triệu USD, chiếm trên 10% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch, giảm 7,1% về lượng và giảm 3,9% kim ngạch.

Nguồn: Theo tính toán từ số liệu công bố ngày 13/1/2021 của Tổng Cục Hải quan

Bước sang nửa đầu năm 2021, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trị giá kim ngạch xuất khẩu chè tăng một phần do giá chè tăng cao theo giá thị trường thế giới. Giá chè xuất khẩu bình quân ước đạt 1.643,6 USD/tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2020. Còn theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nhu cầu dùng chè gần đây đã tăng lên rõ rệt do người tiêu dùng nhiều nơi tin tưởng chè có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, góp phần đề kháng với dịch bệnh Covid-19. Do đó, thương nhân ở nhiều quốc gia tăng cường mua chè tích trữ để phục vụ nhu cầu nội địa, tránh bị ảnh hưởng bởi sự đứt gãy logistics có thể diễn ra do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Trong nửa đầu năm 2021, Pakistan vẫn là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, với khối lượng xuất khẩu tăng khoảng 12,5%, kim ngạch tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020.

Điều đáng nói là xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ tăng 560,5% về lượng và tăng 457,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020 (đạt 1,4 nghìn tấn, trị giá 1,74 triệu USD).

Trong nửa đầu năm 2021, xuất khẩu chè sang Trung Quốc cũng tăng mạnh. Chỉ tính số liệu riêng của 5 tháng, xuất khẩu sang quốc gia này đạt 4,55 nghìn tấn với 6,76 triệu USD, tăng 104% về khối lượng và tăng 87,7% về giá trị kim ngạch.

Bên cạnh đó, các thị trường Iraq, Malaysia, Đài Loan... cũng gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu mặt hàng chè.

Dự báo, xuất khẩu chè của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan vào những tháng cuối năm 2021 nhờ những tín hiệu tích cực từ thị trường nhập khẩu. Cụ thể, xu hướng tiêu thụ chè tăng do người tiêu dùng phải ở nhà nhiều hơn (thực hiện dãn cách phòng chống dịch covid-19). Những ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định Thương mại tự do như EVFTA, CPTPP… cũng mang lại thuận lợi cho ngành chè trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện tại. Nhiều quốc gia sản xuất chè bị gián đoạn sản xuất do dịch Covid -19 và thời tiết khô hạn, làm chuỗi cung ứng chè trên thị trường toàn cầu gián đoạn, trong đó đáng chú ý là thị trường Ấn Độ, thị trường sản xuất chè và tiêu thụ chè lớn trên thế giới, đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 và hạn hán tại các khu vực trồng chè chính.

Tuy nhiên, điều kiện thời tiết thuận lợi tại các thị trường sản xuất chè chính như Kenya và SriLanka khiến nguồn cung tăng, trong khi nhu cầu vẫn chưa tăng nhiều, dẫn đến giá xuất khẩu giảm do áp lực nguồn cung tăng. Điều này cũng là yếu tố chính cản trở tốc độ tăng trưởng ngành chè của Việt Nam trong thời gian tới.

Theo đánh giá của Hiệp hội chè Việt Nam, có thể thấy, trong thời gian gần đây, ngành chè Việt đã có những bước tiến tích cực. Năng suất và sản lượng chè liên tục tăng nhờ sự chuyển biến tích cực về giống, kỹ thuật canh tác và tổ chức sản xuất. Trong hoạt động chế biến chè, đã có nhiều dây chuyền công nghệ chế biến chè với mức độ cơ giới hoá cao được bổ sung thay thế tại nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, ngành chè đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và từng bước nâng cao giá trị gia tăng, đã sản xuất và làm chủ được công nghệ trồng, canh tác, chế biến chè matcha, chè uống liền từ nguyên liệu chè trong nước. Sản phẩm mới đang được thị trường đón nhận giúp nâng cao giá trị sản phẩm chè và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Các doanh nghiệp sản xuất chè Shan rừng đã có nhiều thay đổi, nghiên cứu cho ra nhiều sản phẩm mới, phát huy được lợi thế của trà cổ thụ Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách đã được các cấp từ Trung ương đến địa phương ban hành nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ chè. Đặc biệt đã có nhiều giải pháp đồng bộ được áp dụng trong vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm trên sản phẩm chè đã cho những kết quả khả quan.

Các thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm chè Việt là Pakistan, Trung Quốc, Nga và Indonesia… Trong đó, thị trường Trung Quốc, chiếm 12-15% khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Các sản phẩm làm từ cây chè đang ngày càng đa dạng và phong phú, được đảm bảo sản lượng và chất lượng, phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng và được tiêu thụ nhiều ở thị trường nước ngoài. Một số thương hiệu chè đang được ưa chuộng như: Chè sao lăn, chè xanh, chè Ô long, chè Hương, chè thảo dược...

Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế. Về cơ bản, sản xuất chè của Việt Nam vẫn là sản xuất nông hộ nhỏ, nguyên liệu chè cung cấp cho chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Cụ thể, sản xuất chè trong nông hộ chiếm gần 65% về diện tích, quy mô sản xuất nhỏ bình quân khoảng 0,2 ha/hộ. Ðiều này khiến cho chất lượng sản phẩm chè của nước ta không đồng đều và khó đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, nguyên liệu chè cung cấp cho các nhà máy chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Có tới 70% số lượng giống chè của Việt Nam chỉ phù hợp cho chế biến chè đen, tỷ lệ giống cho chế biến chè xanh và các chè khác chỉ chiếm 30%. Do cơ cấu giống chưa hợp lý nên chè đen vẫn là sản phẩm chủ lực xuất khẩu của Việt Nam với 55% sản lượng, chè xanh chiếm 44%, các loại chè khác chỉ chiếm 1%. Trong khi đó, trên thế giới cơ cấu giống chè đen chỉ chiếm xấp xỉ 10%; giống chế biến được cả chè đen và chè xanh chiếm 44,2%; giống chuyên chế biến chè xanh chiếm 21,2%; giống cho chế biến chè Ô long và các chè cao cấp khác chiếm gần 25%.

Bên cạnh đó, khâu chế biến, tiêu thụ chè hiện cũng tồn tại nhiều bất cập. Số lượng các doanh nghiệp đầu tư chè chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường vẫn còn khiêm tốn. Hiện cả nước có 370 tổ chức, cá nhân tham gia xuất khẩu chè tới 74 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng chủ yếu là sản phẩm thô, giá trị thấp. Trong khi đó, việc tổ chức sản xuất chè giữa các tỉnh có sự chênh lệch lớn, có nơi một ha chè đạt giá trị từ 500 đến 800 triệu đồng/năm, nhưng có nơi chưa đạt đến 100 triệu đồng/ha/năm. Việc liên kết sản xuất, chế biến chưa đạt yêu cầu. Vẫn còn xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán, thậm chí làm rối loạn thị trường xuất khẩu, không kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm. Tình trạng thu gom nguyên liệu qua nhiều khâu trung gian không những làm tăng giá đầu vào mà còn kéo dài thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu, tăng chi phí đầu tư, nhân công trong khâu chế biến, giảm chất lượng chè thành phẩm.

Bên cạnh đó, công tác quảng bá thương hiệu của ngành chè chưa tốt. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là rào cản lớn để chè Việt Nam tiếp cận được các thị trường cao cấp tiềm năng. Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam được đánh giá còn khá nghèo nàn về tính đa dạng sản phẩm và chất lượng cũng chưa cao. Hiện nay tuy đang đứng thứ 5 trên toàn thế giới về xuất khẩu chè, song phần lớn sản lượng chè xuất khẩu chỉ chủ yếu là xuất sang các thị trường dễ tính, không đòi hỏi quá cao về chất lượng sản phẩm.

Nhiều địa phương chưa có định hướng phát triển cụ thể cho từng giống chè để phát huy tiềm năng của giống, lợi thế vùng sinh thái và thực hiện các chính sách về cánh đồng lớn của Chính phủ…

2. Giải pháp phát triển bền vững ngành chè

Trước những hạn chế bất cập trên, các chuyên gia cho rằng, để nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững, thời gian tới ngành chè cần triển khai đồng bộ một số giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng chè Việt Nam thông qua chuyển đổi các giống chè cũ sang các giống chè mới. Đầu tư có trọng điểm vào công tác chế biến sâu, đặc biệt là các sản phẩm chè sau chế biến có chất lượng cao, mang lại giá trị kinh tế lớn để hình thành ngành công nghiệp chế biến chè tiên tiến tại Việt Nam. Đa dạng hóa sản phẩm chè chế biến bằng công nghệ tiên tiến.

Thứ hai, thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp chế biến chè với nông dân từ xây dựng vùng nguyên liệu đến bao tiêu sản phẩm nhằm đảm bảo sự ổn định, đủ nguyên liệu chè tươi cho chế biến. Cơ cấu lại tỷ lệ chè đen và chè xanh một cách hợp lý để đảm bảo đáp ứng cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Thứ ba, duy trì và thúc đẩy xuất khẩu chè và sản phẩm chè chế biến sâu vào các thị trường chủ lực; Hỗ trợ xúc tiến thương mại và thúc đẩy xuất khẩu chè và sản phẩm chè chế biến sâu đến thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, EU, Mỹ…

Thứ tư, thúc đẩy các hộ trồng chè trên cả nước tham gia vào chuỗi cung ứng bền vững và chất lượng, đẩy mạnh mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Thứ năm, các doanh nghiệp xuất khẩu chè cần chủ động thay đổi hình ảnh, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng. Đồng thời đầu tư các công nghệ nhằm sản xuất các mặt hàng đạt tiêu chuẩn quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Thứ sáu, cần tập trung đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân trồng chè và thực hành sản xuất chè bền vững sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo Chương trình quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại cây trồng (IPM, ICM). Đảm bảo quy hoạch vùng sản xuất, ngoài định dạng độ cao cho từng vùng, miền để xác định giống chè phải gắn với các cơ sở chế biến và phân vùng nguyên liệu chè.

Thứ bảy, để đạt được mục tiêu phát triển chè an toàn, bền vững, ổn định diện tích trồng chè của Việt Nam khoảng 130-140 nghìn ha; đến năm 2025 diện tích chè được chứng nhận an toàn lên 55% và đến năm 2030 khoảng 75%; Nâng tỷ lệ chè chất lượng cao (chè xanh, chè Ô long…) lên 30% vào năm 2025 và 50% vào năm 2030; Kiểm soát được chất lượng vật tư đầu vào như giống, phân bón và đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật; 100% số cơ sở sản xuất chè được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định; Giá trị xuất khẩu đạt 300 triệu USD vào năm 2025 và 400 triệu USD vào năm 2030… các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn cần thực hiện tốt công tác quản lý diện tích chè nguyên liệu, đảm bảo diện tích chè hiện có. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, các địa phương về phát triển sản xuất chè an toàn; kết hợp chuyển đổi giống mới, thâm canh, nâng cao chất lượng chè.

Thứ tám, trên cơ sở phân tích, đánh giá xu hướng thị trường, có giải pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu chè Việt trên thị trường quốc tế để nâng cao giá trị, thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh chè.

Thứ chín, các địa phương trồng chè cần xây dựng đề án phát triển vùng sản xuất chè an toàn; triển khai các dự án khoa học - công nghệ, khuyến nông phục vụ sản xuất, chế biến chè an toàn./.

Phòng Thông tin, Thư viện và Xúc tiến Thương mại - VIOIT