Bộ Công Thương vừa hoàn tất dự thảo chính sách hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị vật tư thiết bị sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là một trong nhiều chính sách cụ thể hóa gói giải pháp kích cầu của Chính phủ, đồng thời góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Thí điểm mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, thông minh
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường tập huấn, truyền thông, nâng cao nhận thức cho nông dân, đổi mới tư duy sản xuất từ "sản xuất nông nghiệp" sang tư duy "kinh tế nông nghiệp" theo chuỗi giá trị nông sản, từ tham gia xây dựng các "chuỗi cung ứng nông sản" sang phát triển các "chuỗi giá trị ngành hàng", thay đổi phương thức quản lý, sử dụng và kinh doanh vật tư nông nghiệp hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững, có trách nhiệm;
Triển khai thí điểm và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, công nghệ cao, kết hợp với dịch vụ, du lịch nông thôn phù hợp với điều kiện, lợi thế của địa phương, vùng miền; đẩy mạnh, phát huy hiệu quả các mô hình hợp tác, liên kết giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hướng phát triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến, nông nghiệp sạch, hữu cơ, công nghệ cao gắn với truy suất nguồn gốc và quản lý theo mã vùng trồng, vùng nuôi.
Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư
Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thiện, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành các Đề án: Đề án "Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030; Đề án "Bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân các cấp và Chi Hội trưởng nông dân đến năm 2030"; Đề án "Phát huy vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong tuyên truyền, vận động nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế, giai đoạn 2023 - 2030"; phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho nông dân và lao động nông thôn; tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư vấn về nghề nghiệp, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Hội Nông dân Việt Nam đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tổ chức cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp, cung cấp một số dịch vụ công hỗ trợ cho hội viên, nông dân; xây dựng chỉ số đánh giá và tổ chức cho hội viên, nông dân tham gia đánh giá chất lượng dịch vụ, vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp; tiếp tục tập trung đổi mới công tác tuyên truyền, thông tin truyền thông hoạt động nông dân, nhất là lan tỏa các tấm gương người tốt, việc tốt, việc làm hay, nông dân tiêu biểu;
Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Hội nông dân các cấp, chú trọng giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nông dân địa phương hằng năm nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề theo thẩm quyền, phân cấp; tập trung cụ thể hoá chủ trương của Đảng, thực thi chính sách của nhà nước theo tinh thần tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi nhất để người nông dân tham gia phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Các địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn cụ thể, thiết thực và hiệu quả; tham gia có trách nhiệm trong công tác truyền thông phát triển nông nghiệp, nông thôn; đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, liên kết phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Tỉnh Bắc Giang xác định ngành nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, vì vậy địa phương đã có nhiều giải pháp thúc đẩy lĩnh vực này phát triển theo hướng chất lượng cao, bền vững; trong đó phải kể đến việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách "tiếp sức". Được biết, từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, HĐND tỉnh ban hành 8 nghị quyết quy phạm pháp luật giúp tăng nguồn lực hỗ trợ, tháo gỡ những nút thắt trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều nghị quyết đã đi vào thực tiễn, phát huy hiệu quả.
Nhiều sản phẩm OCOP của huyện Hiệp Hòa được hỗ trợ để phát triển.
Đơn cử như Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND ngày 10/8/2021 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã (HTX) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (gọi tắt là Nghị quyết số 21) ban hành kèm theo Nghị quyết số 24/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND tỉnh. Theo đó, Nghị quyết số 21 hỗ trợ HTX nhiều nội dung như tập trung đất đai, đào tạo nguồn nhân lực, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm… Kết quả đến nay, hơn 70 lượt HTX được hỗ trợ với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.
Tìm hiểu tại HTX Sản xuất nông nghiệp An Thịnh, xã Ngọc Thiện (Tân Yên), sau khảo sát, đơn vị đáp ứng đủ điều kiện theo Nghị quyết số 21 nên đầu năm 2023 được hỗ trợ 100 triệu đồng để thuê đất thực hiện dự án sản xuất gạo thơm Ngọc Thiện - sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao. Bà Nguyễn Thị Thơm, Giám đốc HTX cho hay, nhờ chính sách hỗ trợ nên HTX mở rộng diện tích cấy lúa từ hơn 6 ha lên 10 ha; góp phần hình thành vùng nguyên liệu rộng lớn đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập cho xã viên.
Theo Nghị quyết số 14/2023/NQ-HĐND ngày 5/4/2023 của HĐND tỉnh quy định mức chi hỗ trợ đào tạo đối với thành viên, người lao động của tổ chức kinh tế tập thể và hỗ trợ đưa lao động trẻ về làm việc tại tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, 11 HTX tại các huyện: Lạng Giang, Tân Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Yên Thế và thị xã Việt Yên được hỗ trợ tổng kinh phí hơn 422 triệu đồng để chi trả chế độ cho 13 lao động trẻ về làm việc. Thời gian hỗ trợ trong 6 tháng cuối năm 2023. Phát huy thế mạnh, những lao động trẻ này đã giúp các HTX tìm kiếm, mở rộng thị trường; xây dựng thêm các sản phẩm mới; phụ trách khá tốt hoạt động kế toán, kiểm toán…
Ngoài ra, HĐND tỉnh còn ban hành 15 nghị quyết cá biệt về chuyển loại rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Nhờ vậy từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh chuyển đổi hơn 450 ha rừng sang mục đích khác để thực hiện 96 dự án đầu tư công (làm đường giao thông, xây dựng trường học, xây dựng khu dân cư, cải tạo đường dây điện, khai thác đất san lấp…). Do đó, mạng lưới giao thông đường bộ của địa phương ngày càng hoàn thiện; nhiều công trình, dự án bảo đảm nguyên vật liệu, đất san lấp mặt bằng; quỹ đất được mở rộng để thu hút các dự án đầu tư và phát triển KT-XH.
Ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho hay, quá trình triển khai, thực hiện, nhiều nghị quyết đã phát huy tính hiệu quả, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan (thời tiết, dịch bệnh, thị trường...); diện tích đất canh tác còn manh mún, việc tích tụ đất đai gặp nhiều khó khăn; chưa có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, khoa học kỹ thuật hiện đại đầu tư vào lĩnh vực này. Mặt khác, T.Ư thay đổi các quy định, hướng dẫn liên quan nên địa phương khó áp dụng trong thực tiễn. Đây là rào cản khiến nhiều đơn vị không đáp ứng đủ các điều kiện mà một số nghị quyết đưa ra, không được hưởng chính sách hỗ trợ.
HTX Sản xuất và tiêu thụ mỳ gạo Quế Hằng, Châu Sơn (Tân Yên) được hỗ trợ kinh phí mua sắm máy móc phục vụ sản xuất.
Để tháo gỡ khó khăn, ngành Nông nghiệp đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành thêm nhiều nghị quyết mới với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung sát thực tiễn, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng chính sách. Nghị quyết số 26/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 ban hành quy định chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2023-2030 là một trong số đó. Theo chính sách mới này, trong 6 tháng cuối năm 2023, hàng chục nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ kinh phí mua thóc giống (20 nghìn đồng/kg). Năm 2024, HĐND tỉnh tiếp tục phân bổ hơn 58 tỷ đồng để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân các nội dung được quy định trong nghị quyết (lãi suất vay vốn tín dụng; tập trung đất đai; cơ giới hóa trong nông nghiệp, thủy sản; hỗ trợ giống lúa thuần chất lượng; cấp giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp và thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP, GlobalGAP, GACP-WHO, hữu cơ; hỗ trợ vùng sản xuất rau hàng hóa tập trung…)
Nghị quyết số 25/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 quy định nội dung và mức chi hỗ trợ sản xuất giống phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 67/2023/NQ-HĐND ngày 13/12/2023 quy định chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn giai đoạn 2024-2025… cũng là các chính sách mới, đang được các cấp, ngành, địa phương quan tâm triển khai.
Được biết, ngay từ bước đầu, Thường trực HĐND tỉnh khóa XIX đã tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại nhiều địa phương để khảo sát, xin ý kiến tham gia đóng góp của người dân, doanh nghiệp, HTX trước khi ban hành chính sách. Những nghị quyết sau khi ban hành mang tính đồng bộ, bài bản; được các cấp, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện quyết liệt; bảo đảm tính công khai, minh bạch, đúng quy định, đạt chất lượng, hiệu quả cao.
Tại hội nghị đối thoại với Chủ tịch Hội Nông dân cơ sở mới đây, đồng chí Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh, những năm gần đây, tỉnh đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhưng nông nghiệp vẫn là trụ đỡ của nền kinh tế. Để “tiếp sức” cho hoạt động sản xuất, nhất là từ khi xảy ra đại dịch Covid-19, HĐND tỉnh đã ban hành một loạt chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhiều nhất từ trước đến nay. Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà đã có bước phát triển nhanh và toàn diện, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, trở thành điểm sáng của cả nước.
Bốn năm liên tục, tốc độ tăng trưởng GRDP nông, lâm nghiệp và thủy sản đều tăng trưởng dương, đạt tỷ lệ cao (năm 2020: 6,7%; năm 2021: 4,28%; năm 2022: 2,0%; năm 2023: 2,63%). Bên cạnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, mỗi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng cần nỗ lực khắc phục khó khăn; quan tâm ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số; chủ động liên kết, chế biến sâu nâng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập.
Bài, ảnh: Mạc Yến/ Theo báo Bắc Giang