Bên cạnh Lễ Giáng Sinh thì Lễ Phục Sinh là ngày lễ rất quan trọng ở Đức. Lễ Phục Sinh diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm dựa vào điểm xuân phân của năm đó (Điểm xuân phân: là thời điểm bắt đầu mùa xuân tại Bắc bán cầu thời điểm mà Mặt Trời gần xích đạo nhất). Với Lễ Phục Sinh năm 2024 sẽ diễn ra vào chủ nhật ngày 31/03 dương lịch.
Người Đức ăn gì trong ngày lễ phục sinh?
Trong ngày Lễ Phục Sinh người Đức thường ăn các món ăn truyền thống, dễ làm và rất ngon như:
Thịt cừu: Thịt cừu là món ăn truyền thống của Lễ Phục Sinh ở Đức. thường sẽ là thịt cừu nước hoặc hầm.
Bánh mì Phục Sinh: Bánh mì Phục Sinh là một loại bánh mì đặc biệt được làm để ăn trong Lễ Phục Sinh, được trang trí bằng những hình ảnh tượng trưng cho sự phục sinh, chẳng hạn như hình chim bồ câu, hình thập tự giá, hoặc hình trứng.
Khoai tây: Khoai tây là một món ăn phổ biến ở Đức và thường được ăn trong Lễ Phục Sinh, thường được luộc, nướng, hoặc chiên.
Salad: Salad là một món ăn phổ biến ở Đức và thường được ăn trong Lễ Phục Sinh.
Lễ phục sinh là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa?
Lễ Phục sinh là ngày lễ để tưởng nhớ sự hồi sinh của Chúa từ cõi chết, ngày lễ này chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong Đức tin của Kitô giáo. Vào ngày thứ sáu tuần Thánh (Karfreitag), chính là ngày thứ 6 trước ngày chủ nhật phục sinh, chúa Giêsu bị đóng đinh trên thánh giá theo truyền thống của Kinh thánh – vì vậy ngày này được coi là ngày tang lễ.
Thường diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện chết và Phục sinh của Giêsu từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá. Được người Kitô hữu tin là đã xảy ra vào khoảng năm 30 đến năm 33. Phục Sinh cũng được dùng để chỉ một mùa trong năm phụng vụ Công giáo gọi là Mùa Phục Sinh, kéo dài đúng 50 ngày, từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Lễ Hiện Xuống.
Ý nghĩa của ngày Lễ Phục Sinh “Con đường Chúa Giêsu đến cứu chuộc con người là theo ý định của Chúa Cha. Ngài phải chết trên thập tự giá và sống lại để cứu con người. Phục sinh là niềm tin lớn nhất của người Công giáo. Đó là con đường mà Chúa đã hoàn tất trong việc cứu độ con người” một vị linh mục chia sẻ.
Biểu tượng đặc trưng trong ngày lễ phục sinh?
Trứng Phục Sinh là một biểu tượng của sự sống mới. Trứng thường được sơn màu rực rỡ và được tặng nhau trong Lễ Phục Sinh. Từ thuở xa xưa, con người đã luôn coi trứng là biểu tượng của sự sinh sản, tái sinh, người phương Tây tin rằng Trái đất này vốn được nở ra từ một quả trứng khổng l. Trứng được coi là biểu tượng nguyên thủy cổ xưa của lễ Phục Sinh. Mỗi khi tới dịp này, mọi người đều tặng nhau những quả trứng do chính bản thân mình trang trí, nhằm cầu chúc cho người thân và bạn bè những điều tốt đẹp mà may mắn nhất trong cuộc sống.
Những quả trứng nhiều các màu sắc khác nhau
Thỏ Phục Sinh cũng là một biểu tượng của sự sinh sản và tái sinh, vì sao Thỏ lại trở thành biểu tượng của sự phục sinh. Chuyện kể rằng, nữ thần Ostara có lần mang mùa xuân tới Trái đất muộn. Điều này khiến muông thú và mọi vật phải chịu cảnh giá lạnh trong thời gian dài. Khi Ostara tới, vô tình thấy một chú chim sắp chết vì hai cánh đã bị đóng băng.
Nữ thần Ostara đã giải cứu và biến chú chim thành một con thỏ, giữ nó bên mình làm thú cưng. Ostara cũng ban cho thỏ con khả năng đẻ trứng cùng khả năng chạy rất nhanh. Thần muốn chú thỏ sẽ thay người tặng quà trẻ em khi xuân về.
Sau này, chú Thỏ vô tình khiến Ostara nổi giận. Nó đã bị nữ thần ném lên bầu trời, hóa thành chòm sao Lepus. Mỗi năm, chú thỏ chỉ được xuống nhân gian một lần vào mùa xuân để tặng những quả trứng đáng yêu, may mắn cho người dân dưới nhân gian. Kể từ đó, hình ảnh thỏ mang trứng đã trở thành một biểu tượng đặc biệt trong ngày lễ Phục Sinh của phương Tây mà không có lễ hội nào có.
Ngoài ra các biểu tượng trong Lễ Phục Sinh như:
Lửa phục sinh (Osterfeuer/ Easterfire) Nến phục sinh (Osterkerze/ Eastercandle) Hoa phục sinh Cây Phục Sinh
Hy vọng với các thông tin IECS chia sẻ trên đây về Lễ Phục sinh sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về văn hóa Đức và dễ dàng hòa nhập văn hóa khi đến Đức du học. Thường xuyên theo dõi IECS để được cập nhật những thông tin mới thú vị về nước Đức cũng như các chương trình và lộ trình du học ở Đức nhé!
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
Anna Le là Thạc sỹ kinh tế tốt nghiệp đại học Mannheim Đức. Có kinh nghiệm và sống làm việc trên 20 năm tại CHLB Đức. Anna là chuyên gia tư vấn du học với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du học nghề Đức.
[SEFEIERN SIE OSTERN MIT DEUTSCH INTENSIV - CÙNG DEUTSCH INTENSIV ĐÓN LỄ PHỤC SINH - LỄ PHỤC SINH Ở ĐỨC]
Lễ Phục Sinh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của những người theo Kitô giáo. Đây cũng là một ngày lễ lớn ở các nước châu Âu nói chung và nước Đức nói riêng.
Lễ Phục Sinh ở Đức không cố định vào một ngày trong năm, mà thay đổi theo chu kỳ mặt trăng. Người theo đạo Thiên Chúa Giáo bắt đầu ngày Thứ 5 Tuần Thánh với 3 lễ kỷ niệm gồm sự cam chịu (Leiden), cái chết (Tod) và hồi sinh (Auferstehung) của Chúa Jesus – kéo dài 3 ngày.
3. Hoạt động trong ngày Lễ Phục Sinh:
- Đến nhà thờ để đi lễ: những tín đồ theo đạo thường đến nhà thờ để đi lễ. Lễ ở nhà thờ thường sẽ rất vui vẻ, nhộn nhịp, được mọi người trang trí với rất nhiều hoa, đặc biệt phải kể đến hoa Ly, loài hoa không thể thiếu vào dịp này. Một số khu vực họ còn có bữa sáng hay bữa trưa cho mọi người liên hoan sau khi dự lễ tại nhà thờ.
- Bữa ăn thịnh soạn với gia đình và người thân: Có gia đình sẽ ăn vào bữa sáng, trưa hoặc tối, rồi ngồi nói chuyện, họp mặt gia đình. Những thức ăn thường xuất hiện chủ yếu là những món ăn về trứng, cừu nướng, thịt cừu hầm, bánh quy có nhiều hình thù, bánh gato có hình thỏ hoặc cừu và đặc biệt là kẹo và socola.
- Thỏ Phục Sinh: những chú thỏ Phục Sinh sẽ giấu những quả trứng Phục Sinh đi và có những cuộc thi tìm trứng đã được tổ chức dựa trên truyền thuyết về những chú thỏ này được tổ chức vào ngày chủ nhật hoặc thứ hai của lễ.
4. Lễ Phục Sinh ở Đức có gì khác biệt?
- Lửa Phục Sinh (Osterfeuer): Người ta thường tụ tập đốt lửa vào ngày thứ Bảy trước lễ Phục sinh, ở một số vùng lại vào Chúa Nhật hoặc thứ Hai. Theo truyền thống đạo Thiên Chúa thì ngọn lửa là một biểu hiện của việc Chúa Jesu hồi sinh. Ngọn lửa trong lễ Phục Sinh theo quan niệm của người Đức chính là điều may mắn, là ánh sáng xua đi vận rủi và bệnh tật. Vì thế, họ thường chọn đốt lửa và giữ gìn đống lửa từ tối cho đến sáng hôm sau.
- Cây Phục Sinh (Osterbaum): Osterbaum thường là một cây trồng trong vườn hoặc một bình hoa lớn được cắm những cành hoa, cành cây khô để ngoài lối vào nhà và có đặc điểm chung là được treo những quả trứng đầy màu sắc bắt mắt. Vật trang trí này mang đến nhiều màu sắc hơn cho những ngày xuân và mang không khí lễ hội tới với mỗi gia đình và hàng xóm láng giềng.
- Tặng trứng Phục Sinh và tìm kiếm chúng
- Bím tóc Phục Sinh: một loại bánh bện làm từ bột men, cũng là một truyền thống tuyệt vời. Nhiều gia đình tự nướng món này cho bữa sáng/bữa sáng muộn trong Lễ Phục sinh. Bữa sáng này thường rất thịnh soạn và được ăn cùng cả gia đình hoặc bạn bè .
- Ăn một thứ gì đó “xanh” vào ngày Thứ 5 Tuần Thánh (Gründonnerstag - "green Thursday")
- Lời chúc Phục Sinh: Người Đức gửi lời chúc Phục sinh theo phương thức khá hiện đại bằng kỹ thuật số. Hoặc một truyền thống lâu đời hơn là đích thân gửi lời chúc Phục sinh với gia đình hoặc bạn bè.