The Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Trở thành vị đấng tối cao có sức ảnh hưởng trong tôn giáo
Vào năm 544 trước Tây lịch, Đức Phật niết bàn ở tuổi 80. Tư thế của Ngài được sử sách tả lại rằng: Ngài nằm giữa hai cây Sala, đầu hướng về phương Bắc, mình nghiêng về bên phải, bàn tay phải ngửa lên lót dưới mặt, tay trái xuôi thẳng theo hông, hơi thở nhẹ nhàng. Một tư thế khoan thai chưa từng thấy.
“Này các đệ tử, hãy nghe Như Lai nói đây: Vạn pháp vô thường, có sinh ắt có diệt. Các thầy hãy tinh tấn lên để đạt tới sự giải thoát” – đó là câu nói cuối cùng trước lúc ngài về cõi hư vô.
Đức Phật có phải Thượng đế không?
Tìm hiểu về cuộc đời của Đức Phật, chúng ta có thể khẳng định Ngài không phải là Thượng đế. Ngài là một người bình thường như tất thảy chúng ta. Chỉ khác rằng, Ngài đã đạt đến cảnh giới của sự giác ngộ. Đó là một sự thức tỉnh ở tầm cao của trí tuệ khai thông và tâm linh tối thượng.
Giải đáp những câu hỏi về Đức Phật
Khi thực hành theo lời Phật dạy chắc hẳn bạn sẽ có những câu hỏi liên quan đến Ngài. Để giải đáp chi tiết hơn nữa về vị đấng tối cao trong giới Phật giáo. Chúng tôi sẽ đi sâu chi tiết về những chủ đề đang được quan tâm.
Hiểu sao cho đúng Đức Phật có vợ còn phật tử thì không?
Theo giáo lý của Đức Phật, Ngài không cho rằng phật tử không được kết hôn. Tuy nhiên, đó là một trong những vướng bận ở đời rất khó giải thoát để đạt đến độ tinh tấn. Vậy tại sao thái tử Tất Đạt Đa được tiên tri sẽ thành tu sĩ, nhưng vẫn lấy vợ? Đó là nhân duyên lý giải theo đạo Phật, trở thành vợ chồng không phải điều dễ dàng mà phải có duyên có nợ từ nhiều kiếp.
Đức Phật mang đến cuộc đời này điều gì? Thực chất, lời Phật dạy không phải là câu trả lời được vạch ra cho mọi đau thương của con người trên cõi đời mà nằm ở sự ngộ đạo của mỗi bản thân. Ngài đã khai thị cho mọi người rằng, bất cứ ai với sự nỗ lực của bản thân đều có thể đạt tới sự giác ngộ và giải thoát. Đó chính là điểm khác biệt lớn nhất của đạo Phật với các tôn giáo khác.
Không có thượng đế, không có đấng tối cao nào tồn tại để cứu rỗi linh hồn, mà chính bản thân mỗi người mới có thể tự giúp mình vượt qua khổ ải. Đề cao con người và đặt niềm tin vào con người – đó là giá trị tuyệt vời của đạo Phật. Đức Phật đã mang đến một cuộc cách mạng về nhận thức “Tự ta là chỗ nương tựa cho chính bản thân mình, không còn ai khác có thể làm nơi nương tựa”.
Xem thêm: trang trí bàn thờ Phật
Làm điều thiện, tránh điều ác, sống nhân ái, hiếu thuận… là lời Phật dạy con người phải luôn hướng tới những việc hoàn thiện đức hạnh. Để từ đó gạt bỏ tham sân si, dần đến đạt sự an lạc ở đời. Mặt khác, Ngài cũng khuyên chúng ta cần có tư duy nhận thức và hiểu biết. Chỉ có trau dồi trí tuệ mới có thể chiêm nghiệm, cho ra những chứng quả – đặt nền móng cho việc đạt đến giác ngộ. Do đó, lời Phật dạy thường có câu “Trí tuệ đi liền sau từ bi” là vậy.
Lời dạy của Ngài giúp con người sớm nhận thức, nhanh chóng tìm đến sự hoàn thiện cho bản thân mình
Ở mỗi khía cạnh của đời sống, Đức Phật đều có những điều răn dạy mang ý nghĩa sâu sắc. Tất cả những lời dạy đó đều dẫn dắt con người đến sự hướng thiện và tốt lành trong tâm khảm. Hiểu lời Phật dạy và thực hành theo giáo lý nhà Phật. Con người sẽ vì thế mà tốt đẹp hơn, hiểu thấu ngóc ngách tâm hồn mình mà bình tâm, thức tỉnh.
Chi tiết về cuộc đời của người có tầm ảnh hưởng lớn trong tôn giáo
Nói về cuộc đời của Đức Phật, chúng tôi có thể tóm lược qua 2 giai đoạn chính: trước khi Ngài nhận ra chân ái của cuộc đời mình và chính thức trở thành tu sĩ. Đó là một cuộc đời rất thật, trải qua khổ hạnh và ưu tư khắc khoải để tìm ra sự giải thoát cho mình.
Đức Phật thường được gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni sống cách đây khoảng 2500 năm tại Ấn Độ. Vốn xuất thân trong dòng dõi quý tộc, cha của Ngài là vua của bộ tộc Thích Ca. Tại kinh thành Ca Tỳ La Vệ, vào năm 624 trước Tây lịch, hoàng hậu đã hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (sau này chính là Phật Thích Ca Mâu Ni). Thời khắc thái tử chào đời, các tu sĩ đã tiên tri rằng Tất Đạt Đa Cồ Đàm không phải người thường. Sau này, Ngài sẽ trở thành một vị vua vĩ đại hoặc một nhà tu sĩ lừng danh có tầm ảnh hưởng lớn trong thế giới loài người.
Vì không muốn con trai mình xuất gia. Nhà vua luôn giữ thái tử ở trong cung điện và cho Ngài hưởng thụ mọi điều xa hoa phú quý trong cuộc sống để quên đi hồi hướng về đạo pháp. Thái tử được học cưỡi ngựa, bắn cung, đấu kiếm…. Ngài còn được hầu hạ bởi những vũ nữ xinh đẹp. Đến tuổi trưởng thành, thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm kết hôn và có một cậu con trai.
Mặc dù có một cuộc sống đủ đầy, nhưng thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm lại không cảm nhận được trọn vẹn chữ “đủ” ấy. Ngài luôn cảm thấy thiếu một điều gì đó, vượt ra khỏi giới hạn của vật chất. Mỗi ngày qua đi, sự thôi thúc, khao khát tìm kiếm ngày càng lớn dần.
Thái tử vừa ra khỏi kinh thành liền có ba cảnh tượng chưa từng thấy hiện lên trước mắt ngài. Đó là một người bị bệnh, một người già yếu và một xác chết đang được đưa đi hỏa thiêu. Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngạc nhiên quá đỗi, còn các tùy tùng lại cho ngài biết rằng đó là hiện thực bình thường của cuộc sống người dân hằng ngày.
Ngài cảm thấy mình không thể bình tâm để sống trong phú quý được nữa. Trên đường về, thái tử gặp một người tu sĩ nhẹ bước thong dong trên đường. Tất cả những hình ảnh ấy liên tục xáo trộn trong đầu thái tử. Đêm hôm đó, sau khi lặng lẽ đứng nhìn vợ con yên giấc, thái tử quyết định rời cung. Đến một khu rừng nọ, Ngài cởi phăng chiếc áo hoàng tộc, dùng gươm cắt tóc rồi khoác lên mình áo tu hành. Đó là năm thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm 29 tuổi. Sau này, các nhà nghiên cứu Phật pháp cho rằng đó chính là căn duyên của Đức Phật.
Giải thoát sự khổ đau, tìm đến con đường tu đạo
Để đạt đến cảnh giới giác ngộ, Đức Phật không đi trên con đường hoa hồng. Ngài đã đến rất nhiều vị thầy khác nhau, từ rừng núi đến thành thị để tìm đúng người truyền giảng. Cuối cùng ngài chọn 2 vị thầy nổi tiếng là đạo sư Alara-Kalama và Uddaka Ramaputta. Với sự tinh thông của mình, thái tử Tất Đạt Đa đã học và đắc ngũ thần thông. Mặc dù được 2 vị này mời ở lại dạy đạo như người đồng đẳng. Nhưng Ngài nhận thấy cả 2 con đường này đều không dẫn đến sự giải thoát khổ đau nên quyết định rời đi.
Sau 6 năm sau đó, Ngài cùng 5 người bạn tu hành theo pháp khổ hạnh. Mỗi ngày chỉ ăn một hạt cơm, lấy tâm trí tịnh tâm để đua với những nhu cầu sinh tồn thể xác. Dù vậy, mọi sự không được như thỏa nguyện, trong khi cơ thể ngày càng ốm yếu, chỉ còn da bọc xương. Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm quyết định không tu khổ hạnh nữa, Ngài tìm đến thực phẩm để nạp năng lượng cho cơ thể của mình. Những người bạn thấy vậy đã bỏ rơi Ngài vì cho rằng thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm không kiên định trong việc tu luyện.
Ngài đến khất thực ở một ngôi làng, được mời ăn cháo sữa và mật ong. Khi sức khỏe đã dần ổn định, Ngài xuống sông tắm rồi ngồi thiền tại gốc cây bồ đề. Đó là thời khắc Ngài đã ngấm đủ lý thuyết giảng dạy của các vị đạo sư, học đủ kinh sách. Đồng thời trải qua thực hành pháp môn và đang trong sự thảnh thơi không vướng bận: không gia đình, không nơi ở, không lo lắng muộn phiền.
Ngồi thiền tọa bất động trong 7 ngày liền và khi mở mắt ra Ngài thấy một ánh sáng huyền diệu tỏa sáng. Đó chính là thời điểm giác ngộ, Ngài nhận ra mình đã thấy được cái chưa bao giờ mất. Bởi lẽ đó Ngài không có gì phải tìm kiếm nữa. “Điều kỳ diệu nhất ở sự giác ngộ này vốn là chân tánh của chúng sanh, nhưng họ lại không an lạc vì thiếu đi điều đó” – câu nói này đã được đánh dấu bởi sự giác ngộ của thái tử Tất Đạt Đa vào năm Ngài 35 tuổi khi trở thành Đức Phật.
Xem thêm: Tranh Hoa Sen thờ Phật
Sau 45 năm, Ngài đã đặt chân đến nhiều vùng đất khác nhau, nói bằng ngôn ngữ dễ hiểu nhất để truyền bá giáo lý. Ngài không chỉ tiếp cận các tu sĩ mà còn gặp gỡ và nói chuyện với tất cả mọi người để mong họ tìm được sự an lạc. Sử sách còn ghi chép lại một câu chuyện cảm động rằng có một người mẹ đến cầu xin Đức Phật cho đứa con đã qua đời sống lại. Ngài chỉ nhẹ nhàng bảo bà mẹ rằng hãy mang về một nắm hạt cải của gia đình không có ai qua đời trước đó. Rốt cuộc, bà mẹ buồn bã về tay không, Ngài dạy để họ ngộ ra rằng cái chết đều có thể đến với tất cả mọi người.