Văn Bản Hướng Dẫn Luật An Toàn Vệ Sinh Lao Động

Văn Bản Hướng Dẫn Luật An Toàn Vệ Sinh Lao Động

Nhà tuyển dụng phải tuân thủ thời gian làm việc được quy định theo luật là 8 tiếng một ngày, 40 tiếng một tuần (một số ngành nghề cụ thể không được làm quá 44 tiếng một tuần, người Lao Động được nghỉ ít nhất một ngày trong tuần, hay 4 ngày trong thời gian 4 tuần (điều 36 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).

Để đảm bảo an toàn thì không có quy định nào là thừa

Theo nghiên cứu của Nhật Bản, các nguyên nhân bất khả kháng chỉ có thể gây ra 1,1% số vụ tai nạn trong lao động. Mặt khác, 93,8% vụ tai nạn xảy ra do hành vi không an toàn của người lao động và 87,7% xảy ra vì điều kiện làm việc không an toàn. 82,6% các vụ tai nạn xảy ra do cả hai nguyên nhân trên cộng lại. Nghiên cứu trên chỉ ra rằng: tai nạn lao động hoàn toàn có thể được giảm thiểu triệt để nếu các yếu tố chủ quan được cải thiện. Mà cụ thể ở đây chính là điều kiện làm việc và hành vi của người lao động.

Theo quy định của Chính phủ Nhật Bản, mọi đơn vị và tổ chức sử dụng lao động, bất kể quy mô lớn hay nhỏ, ngành nghề sản xuất kinh doanh là gì, đều phải tuân thủ tuyệt đối các quy định chung về an toàn lao động do chính phủ đưa ra. Và tại Nhật Bản làm rất nghiêm và phạt rất nặng bất cứ vi phạm nào bị phát hiện có hành động sai trái.

Đối với thực tập sinh lao động tại Nhật Bản, HanoiLink luôn chú trọng đến đào tạo định hướng để học viên nắm vững những quy định về kỷ luật an toàn lao động đối với thực tập sinh tại Nhật Bản, giúp thực tập sinh được bảo vệ tối đa về quyền lợi khi làm việc tại Nhật Bản.

1. Tiếp tục quán triệt thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Luật An toàn, vệ sinh lao động, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động   trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Căn cứ vào số lượng lao động và ngành nghề sản xuất kinh doanh để tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động; bộ phận y tế; thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động, Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động  .

3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động năm 2023 theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động, rà soát, xây dựng, bổ sung nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn, chú trọng các ngành, nghề, công việc có nguy cơ cao về an toàn, vệ sinh lao động.

4. Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị và Thông tư số 02/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 để xây dựng kế hoạch hoạt động và kinh phí triển khai Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian tổ chức Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động  từ ngày 01 đến ngày 31/5/2023.

5. Tổ chức tự kiểm tra, đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động   theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động   đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm định các thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

6. Thực hiện công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

- Phân loại và tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho các nhóm đối tượng theo quy định tại Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Căn cứ Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động  về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, các doanh nghiệp, đơn vị lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động   năm 2023 báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để được giải quyết.

7. Thực hiện đầy đủ các chế độ về bảo hộ lao động

- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày12 tháng 02 năm 2014, Thông tư số 25/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 11 năm 2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Thực hiện đúng quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động; Thông tư số 18/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.

- Phân loại lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện các chế độ liên quan theo quy định và thực hiện việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo Thông tư số 25/2013/TT-LĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp  cho người lao động, quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động; quản lý bệnh nghề nghiệp theo quy định.

- Lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp, chữa bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động theo quy định tại mục 1, mục 2, mục 3, chương III, Nghị định số 88/2020/NĐ-CP nêu trên của Chính phủ khi có nhu cầu.

8. Xây dựng và áp dụng hiệu quả Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động   phù hợp. Thực hiện đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động, lập hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi có đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

9. Thực hiện nghiêm túc việc khai báo, điều tra, tai nạn lao động theo quy định;  tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động theo Thông tư số 13/2020/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Về công tác an toàn, vệ sinh lao động, báo cáo trước ngày 10 tháng 01 năm 2024 theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Về tình hình tai nạn lao động, báo cáo 6 tháng trước ngày 05 tháng 7 năm 2023 và báo cáo năm trước ngày 10 tháng 01 năm 2024 theo quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ./.